Tâm sự hôm nay

Văn hóa lùn, nỗi nhục của người Việt!

Tay đua mô tô người Ma laysia phải quỳ lạy khán giả đừng tràn vào khu biểu diễn. Câu chuyện này khiến ai nghe cũng thấy xấu hổ về văn hóa lùn của người Việt.
Giải đua xe mô tô 133cc tranh Cúp vô địch quốc gia do Liên đoàn mô tô và xe đạp Việt Nam tổ chức vào ngày 27-4 vừa rồi đã xảy ra chuyện: Môt tay đua người Malaysia phải quỳ lạy, van xin khán giả đừng tràn vào khu vực biểu diễn. Song nhiều khán giả lại cười cho rằng hành động của tay đua này là kỳ quặc (!). Ban tổ chức (BTC) cũng nhiều lần phát loa kêu gọi, nhưng bất chấp, người ta vẫn chen lấn nhau vào dải phân cách mềm, buộc BTC phải dừng cuộc thi. Câu chuyện này khiến ai nghe cũng thấy xấu hổ về văn hóa "lùn" của người việt.

Có người cho rằng: Vì quá hâm mộ nên người ta mới như vậy. Cứ coi đây là sự hâm mộ thì cũng chỉ là cuồng hâm mộ, sự hâm mộ của những người yếu kém văn hóa. Bởi một điều đơn giản ai cũng thấy được là người đua mô tô muốn chiến thắng hoặc có màn biểu diễn hay thì phải cần tốc độ, có không gian an toàn. Vậy mà người xem trần đầy đường đua thì làm sao mà phóng xe, mà biểu diễn đươc? Có một vận động viên tham dự cuộc thi cho biết, anh và nhiều tay đua đều thấy thất vọng về ý thức của khán giả và cách làm việc của BTC. Trong lỗi của khán giả, có lỗi của BTC vì chọn nơi đua không phù hợp, dải phan cách quá đơn sơ.

Văn hóa lùn của người việt ở đâu cũng có với nhiều hành vi, cử chỉ khác nhau. người việt không có thói quen xếp hàng. Chen lấn, xô đẩy, chen ngang, hôi cướp là căn bệnh phổ biến của nhiều người. Cứ ở đâu có đông người là có chen lấn, cãi cọ. Chuyện nhiều người tràn xuống sân vận động Cầu giấy( Hà Nội) " cướp" vợt cũng là vết nhơ về văn hóa của người việt. Năm 2013, nhiều người tràn lên sân khấu cướp áo mưa từ tay các tình nguyện viên Hà Lan, thậm chí có tình nguyện viên bị rách tay khiến cho hình ảnh người việt quá xấu xí !

Bộ mặt văn hóa của đất nước được thể hiện qua văn hóa giao thông. Tình trạng vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, chở 3, 4, phóng tốc độ cao...đã dẫn đến T*i n*n giao thông ngày một gia tăng.

Những người làm công tác văn hóa lại rất vô văn hóa. Nhiều hành vi, lời nói, cách hành xử của họ không khác gì hàng tôm hàng cá

Ở nước ngoài, hình ảnh người việt càng bị khinh miệt hơn bởi lối sống vô tổ chức, không nhập gia tùy tục mà cứ thản nhiên mang những thói xấu vào nước họ. Đi đến đâu cũng oang oang, nói năng tục tĩu, chửi bậy, vứt rác, nhổ bọt bừa bãi, lấy thức ăn nhiều rồi bỏ thừa...Có người nói vui rằng, tiếng Việt đang trở thành tiếng phổ thông ở nước ngoài vì nhiều quốc gia phải dùng bảng thông báo bằng tiếng bản địa và tiếng Việt để cảnh báo những thói xấu của người việt ở nước họ. Được biết, người mình đi du lịch ở Trung Quốc, khi vào nhà hàng, ăn xong lại tham lam lấy đồ khiến nhân viên bảo vệ phải nhắc nhở. Nhưng xem ra, nhiều người việt không có dây thần kinh xấu hổ nên những kiểu văn hóa lùn ấy cứ ngày một trầm trọng. Đó là nỗi nhục quốc thể!

Đọc bài viết của du học sinh người Nhật, tôi thấy rất đúng. Cho dù không phải là tất cả, nhưng mỗi người hãy thẳng thắn nhìn vào những thói xấu ấy mà sửa, mà răn mình. Nhưng nhiều người việt khi đọc bài viết ấy lại bất bình. Đó cũng là một tính xấu của người việt là không muốn người khác nói về tính xấu của mình. Tại sao người việt sống, học tập và làm việc ở nước ngoài lại bị kỳ thị? Người Nhật đã tổng kết, có đến 40% người việt ở nước họ ăn cắp. Đừng nổi đóa khi người khác nói về mặt xấu của mình, thậm chí phải cảm ơn họ bởi người ta có chân tình thì mới góp ý. Chỉ khi nào chúng ta lắng nghe lời nói thẳng, nói thật của người khác, chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, vào những gì chưa tốt để mà sửa chữa, thì lúc ấy người việt mới sống có văn hóa được, mới không bị người khác xem thường.

Sống có văn hóa không chỉ là lòng tự trọng của mỗi cá nhân, gia đình mà còn là lòng tự tôn dân tộc. Điều này rất cần được cha mẹ dạy dỗ, rèn rũa từ tấm bé.

Trịnh Thị Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-van-hoa-lun-noi-nhuc-cua-nguoi-viet-8482.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY