Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, có thể nhận biết được các loại rau củ nhiễm hóa chất dựa vào một số đặc điểm sau:
Màu sắc của rau: Những loại rau sạch thường có màu nhạt hơn so với những loại rau có sử dụng hóa chất. Những loại sau không sạch do hấp thụ nhiều chất hóa học, nên có vẻ bề ngoài trông bắt mắt hơn. Rau họ cải, rau muống, mồng tơi, bắp cải... khi nhìn bên ngoài sẽ thấy bẹ bên ngoài đậm màu hơn, cứng cáp hơn và ít độ bóng.
Dựa vào cành, bẹ, lá của cây rau: Số lượng cành, bẹ và lá của những loại rau sạch sẽ ít hơn, đồng thời lá to hơn rau không sạch.
Hiện tượng sâu bệnh trên rau: Các loại rau có nhiều dấu vết của sâu ăn lá sẽ sạch hơn do không sử dụng Thu*c bảo vệ thực vật trước lúc thu hoạch. Rau phun hóa chất có lá rau trông to, xanh mượt và hoàn toàn không thấy hiện tượng lá rau thủng lỗ do sâu ăn.
Mùi vị khi nấu: Mùi vị của những loại rau sạch sẽ đậm đà hơn. Còn với những loại rau không sạch, ăn sẽ rất nhạt, không cảm nhận thấy mùi vị. Một số trường hợp còn sót lại Thu*c bảo vệ thực vật ở rau, khi chế biến sẽ cho mùi nồng nặc, khó ngửi.
Thời gian bảo quản rau: Những loại rau sạch có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh trong khoảng 4 - 5 ngày vẫn có thể sử dụng được. Còn với rau không sạch trong khoảng thời gian như trên sẽ bị héo úa, giập, nát (tùy loại rau) và không thể sử dụng được nữa.
Khi chọn mua rau củ cần lưu ý không nên mua rau củ quả trái mùa bởi rau trái mùa thường không phát triển tốt, dễ bị sâu và người trồng có thể sẽ dùng Thu*c trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, Thu*c kích thích để rau củ quả được chín nhanh và đẹp mắt. Cũng không nên mua rau củ quả đã được gọt, thái sẵn và ngâm nước ngoài chợ vì rất có thể đó là những loại rau củ đã hư hoặc đã lâu. Không lựa chọn rau củ quả quá bất thường về mùi vị, màu sắc và không quá tin tưởng vào vẻ bề ngoài của rau củ quả. Nên chọn mua các loại rau có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Rau sạch thường có màu nhạt hơn rau sử dụng hóa chất.
Rau muống: Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, rau muống thường có đặc điểm: thân rau to hơn bình thường, giòn, lá màu xanh đen, nước luộc khi nóng màu xanh nhạt, khi nguội chuyển sang màu xanh đen. Nên chọn mua những mớ có ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau muống không có hóa chất sẽ có nhựa chảy ra khi ngắt cuống.
Giá đỗ: Những cọng giá căng tròn, thân trắng, ít rễ, khi xào tiết ra nước đục là loại giá đã được sử dụng hóa chất trong quá trình ủ để kích thích giá đỗ phát triển nhanh. Khi mua, nên chọn loại giá có nhiều rễ, lá mầm trắng, nhìn không bắt mắt. Đây là loại ủ tự nhiên, an toàn khi sử dụng.
Rau bí: Rau bí an toàn thường có khoảng cách đốt không quá xa, lá xanh đậm, nhiều lông tơ. Ngược lại, loại rau lá mềm, mỏng, màu xanh nhợt, khoảng cách các lóng dài không nên mua.
Dưa chuột: Nên chọn quả màu xanh trắng, không quá non hay cuống vàng, cầm chắc tay, bên ngoài vỏ có những mấu nhọn nổi lên. Dưa được phun Thu*c trừ sâu, Thu*c tăng trưởng trước khi thu hoạch thường có quả dài, suôn, mượt, vỏ màu xanh nhạt, nhiều quả còn có cả vệt màu trắng do Thu*c phun còn đọng lại. Tốt nhất nên ngâm muối và gọt vỏ trước khi ăn.
Rau ngót sạch có lá màu xanh lá mạ, mỏng nhưng không cứng. Không chọn rau có lá quá non, mềm, dày và không đều nhau.
Ngâm rau trong nước muối pha loãng: Sau khi rửa rau củ nên ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 10 -15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Hoặc có thể ngâm rau trong nước vo gạo khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước. Mục đích của việc này là làm trung hòa độc tố trong Thu*c trừ sâu còn đọng lại trên rau.
Đun rau củ ở nhiệt độ cao: Một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, các loại đậu, rau cần, sau khi rửa sạch trần qua bằng nước nóng 2 phút sẽ làm cho dư lượng nước trừ sâu suy giảm 30%. Sau đó xào, nấu ở nhiệt độ cao sẽ tẩy trừ 90% dư lượng Thu*c trừ sâu.
Sử dụng giấm để ngâm rau củ: Là một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn và Thu*c trừ sâu còn đọng lại trên trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Pha loãng giấm trắng với nước rồi ngâm rau củ t khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước đun sôi để nguội.