Bài thuốc dân gian hôm nay

Nhận biết Sâm Đương quy, cách dùng và những bài Thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đương quy là một cây dược liệu quý rất tốt cho người thiếu máu đương quy cũng là cây Thuốc đầu bảng trong các bài Thuốc chữa bệnh Phụ nữ . Hãy xem cách nhận biết và sử dụng đương quy để có kết quả tốt nhất như dưới đây.

Khi dùng đương quy, cần lưu ý:

Về nguồn gốc xuất xứ: Hiện nay ở nước ta, đương quy có 3 loài đã được xác định:

Đương quy Trung Quốc, vỏ rễ mỏng có màu vàng, bên trong màu trắng, có nhiều nhánh rễ con (quy vĩ) mọc từ phần quy đầu, nhưng chủ yếu từ phần quy thân, đôi khi che kín cả hai bộ phận đó. Rễ thường mềm, có vị cay, mùi thơm rất đặc trưng.

Đương quy Nhật Bản cùng họ hoa tán. Rễ thường nhỏ hơn, vỏ rễ màu vàng nhạt, bên trong cũng màu trắng; thể chất cứng hơn đương quy Trung Quốc. Cả hai đều chứa tinh dầu, nhưng đương quy Trung Quốc có tỷ lệ (khoảng 0,4%) đương quy Nhật Bản 0,26%. Cả hai đều chứa thành phần ligustilid có tác dụng chống co thắt khí quản, dùng tốt cho bệnh hen phế quản. Đương quy Triều Tiên (Angelica gigas), cùng họ hoa tán.

Đương quy Triều tiên có rễ thô hơn, cứng hơn, vỏ rễ màu hơi xám, ít thơm hơn.

Khi dùng đương quy nhất thiết phải qua khâu chế biến. Để tăng tác dụng hoạt huyết, chống viêm, giảm đau, đương quy chích với rượu. Hoặc để tăng tác dụng bổ huyết, kiện tỳ, giúp cho tiêu hóa tốt, nên chế đương quy với mật ong. Để tăng tác dụng chỉ huyết, đương quy sao cháy cạnh hay đương quy thán.

Kiêng kỵ: Đương quy có vị cay tính ôn, do đó đối với những người mà cơ thể đang bị nóng, bị ngứa, không nên dùng; Đối với phụ nữ đang có thai hoặc đã có một vài lần thai lưu, hoặc đang có kế hoạch để sinh con, không nên dùng đương quy. Trong trường hợp cần thiết, chỉ nên dùng cổ phương đương quy tán nói ở trên; Đương quy có thể làm cho da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ gây bệnh ngoài da.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/nhan-biet-sam-duong-quy-cach-dung-va-nhung-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY