Bài thuốc dân gian hôm nay

Đương quy dưỡng huyết, bổ huyết

Theo tài liệu cổ, đương quy được coi là thánh dược bổ máu, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết và nhiều công dụng khác nữa.

Công dụng và liều dùng

Theo đông y đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. vào 3 kinh: tâm, can, tỳ. có tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. đương quy là vị Thu*c rất phổ thông trong đông y. nó là đầu vị trong Thu*c chữa bệnh phụ nữ, đồng thời cũng dùng trong nhiều đơn Thu*c bổ và trị bệnh khác. chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh; trước kỳ kinh 7 ngày thì uống. ngày uống 6 - 15g dưới dạng Thu*c sắc (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng Thu*c rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. uống 7 - 14 ngày.

Đương quy được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác điều trị nhiều bệnh, trong đó nhiều bệnh là hậu quả của hội chứng nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ. đương quy bổ huyết, hoạt huyết khử ứ, chỉ huyết có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt, chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch.

Trên thị trường người ta còn phân biệt ra quy đầu là rễ chính và một bộ phận cổ rễ; quy thân là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn; quy vĩ là rễ phụ nhỏ. Đông y cho rằng tính chất của mỗi bộ phận có khác nhau. Toàn rễ cái rễ phụ được gọi là toàn quy.

Gần đây người ta chứng minh tỉ lệ tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của rễ có khác nhau.

Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân.

- Quy thân chủ thủ có công bồi dưỡng.

- Quy vĩ chủ thông có công trục ứ.

- Quy đầu có tính đi lên trên chữa những chứng tiện huyết, niệu huyết rất hay. Nhưng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) mà dùng có khác nào chắp cánh cho hổ, cho nên làm Thu*c phải sành chớ ngộ nhận 2 chữ chỉ huyết.

Bài Thu*c có đương quy

Đó là bài bát trân, gồm: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.

Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.

Đây là bài Thu*c bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài Thu*c là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết), 2 bài kết hợp lại đều bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.

Bài Thu*c Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy 12g, thục địa 12g,bạch thược 12g, xuyên khung 6g.

Tứ vật là bài Thu*c vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài Thu*c này là bài Thu*c chuyên để điều huyết “điều huyết chi chuyên tễ”). trong bài Thu*c có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của quân, làm cho chức năng tàng huyết của can tốt, làm thần. xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là tá và sứ.

Như vậy bài Thu*c này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.

Bài Thu*c Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo (chích) 8g.

Bài chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ, ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là thần; phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là tá; cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa Thu*c vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị Thu*c giúp nhân sâm ích khí và hòa trung là sứ. Cho nên bài Thu*c này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử.

Bài này vừa bổ khí hòa trung, vừa kiện tỳ trừ thấp. Tùy theo mối quan hệ nhân quả của 2 tác dụng của bài này mà dùng. Nhưng tỳ vị chủ hậu thiên là nguồn sinh hóa ra khí huyết cho nên nếu khí hư vẫn phải kiện tỳ còn bổ khí hòa trung là hỗ trợ: hai vấn đề này rất quan hệ mật thiết không thể không kết hợp.

Bài bát trân thang gồm 2 bài “tứ vật” và “tứ quân” hợp lại thành 1 bài Thu*c có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí, bài tứ vật bổ huyết gia thêm sinh khương,đại táo để điều hòa dinh vệ. bát trân từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài Thu*c có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt. trong các trường hợp vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con. những trường hợp này dùng bài bát trân rất tốt.

Theo kinh nghiệm điều trị hiếm muộn, vô sinh nữ, tôi đã dùng bài Bát trân gia các vị hương phụ, ngải cứu, ích mẫu. Đây cũng là những vị Thu*c bổ huyết, bổ khí rất tốt.

BS. NGUYỄN PHÚ LÂM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/duong-quy-duong-huyet-bo-huyet-n146545.html)

Chủ đề liên quan:

bổ huyết dưỡng huyết đương quy

Tin cùng nội dung

  • Đương quy là vị Thu*c có tác dụng rất lớn để bổ huyết, chỉ huyết và chống ứ huyết. Không chỉ rất cần thiết với các bạn nữ trẻ bị thiếu máu trong kỳ kinh hoặc khi bị rong kinh.
  • Ngoài việc dùng Thu*c, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn tùy theo từng thể bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị để bạn đọc tham khảo
  • Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
  • Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận...
  • Đào, mận, vải tuy ngon nhưng cần ăn có giới hạn nhất định để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra rằng việc làm đẹp thông qua ăn uống rất quan trọng. Nếu bạn khéo kết hợp chúng với những dược liệu từ thiên nhiên thì sẽ có được một làn da trẻ trung căng mịn, mái tóc óng ả mà không tốn tiền để mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
  • Đương quy hầm gà dùng cho trường hợp kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực
  • Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo.
  • Đảng sâm (đẳng sâm) là rễ phơi hay sấy khô của cây đảng sâm (Codolopsis sp), họ hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm ở Việt Nam [Codolopsis javanica (Blume) Hook f.] có thành phần hóa học và công dụng như các đảng sâm khác.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY