Bài thuốc dân gian hôm nay

Hồng táo bổ khí, dưỡng huyết

Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo.
Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo. Trong Thần nông bản thảo kinh nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Dưới đây xin giới thiệu một số bài Thu*c, món ăn có sử dụng hồng táo.

Hồng táo hầm thịt thỏ: hồng táo 15 quả, thịt thỏ 200g. Cho hồng táo, thịt thỏ vào nồi hầm chín, cũng có thể cho vào nồi đất hầm nhừ, cho gia vị vừa đủ rồi ăn. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu. Cháo dưỡng tâm: nhân sâm 10g, hồng táo 10 quả, mạch đông 10g, gạo nếp 100g, phục thần 10g, đường đen vừa đủ. Cho sâm, táo, mạch đông, phục thần vào nồi nấu lấy nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo sau đó cho lượng đường đen vừa đủ là được. Tác dụng: dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư.

Cháo đan sâm: đan sâm 30g, gạo nếp 50g, hồng táo 3 quả, đường đỏ 50g. Đan sâm cho nước vào nấu canh, chắt bã sau đó cho gạo nếp, hồng táo và đường đem nấu thành cháo, ăn nóng hoặc ấm, ngày 2 lần, 1 liệu trình là 10 ngày, cách 3 ngày lại uống. Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, phù hợp với người bị bệnh mạch vành.

Hồng táo lạc nhân: hồng táo 50g, lạc nhân 100g, đường cát đỏ 50g. Rửa sạch hồng táo, ngâm bằng nước ấm; lạc nhân luộc qua một chút, để nguội bóc vỏ; cho hồng táo và vỏ lạc vào nồi nấu, cho thêm ít nước lạnh, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, vớt vỏ lạc nhân ra, cho đường cát đỏ vào, đợi đường tan hết là được. Tác dụng: bổ tỳ sinh huyết, phù hợp với người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Hồng táo xào hạt dẻ, thịt gà: hồng táo 15 quả, hạt dẻ 150g, gà 1 con. Gà làm sạch, thái gà thành miếng xào lửa to, cho thêm ít gia vị và nước đun đến khi gà chín cho hồng táo, hạt dẻ vào om nhừ rồi ăn. Tác dụng: bổ tỳ thận, phù hợp với người khí suy do huyết áp thấp.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hong-tao-bo-khi-duong-huyet-4289.html)

Chủ đề liên quan:

bổ khí dưỡng huyết hồng táo

Tin cùng nội dung

  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngày hè, khí trời nóng bức, dương nhiệt vượng thịnh dễ gây hao tổn âm dịch, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể kém.
  • Theo y học cổ truyền, mùa hè khí trời nóng bức, dương nhiệt vượng thịnh dễ gây hao tổn âm dịch, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể kém.
  • Gà ác còn được gọi là ô cốt kê, ô kê (gà đen), dược kê, vũ dương kê, dương mao kê, hắc cước kê (gà chân chì), trúc ty kê...
  • Trên lâm sàng thường dùng đậu phộng chữa trị ho táo đàm suyễn, tỳ vị không điều hòa, suy dinh dưỡng, thiếu sữa, thiếu máu, táo bón...
  • Cua biển là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là các tín đồ mê hải sản.
  • Bình thường phụ nữ khi có thai thì kinh nguyệt dừng đến khi con bú mà lượng sữa đã giảm còn ít lúc đó mới hành kinh trở lại.
  • Y học cổ truyền cho rằng khí có tác dụng rất lớn đối với hoạt động của con người. Sự sống của con người là sự tụ hội của khí. Khí tụ thì sống, khí tán thì ch*t (tán tắc vi tử). Chân khí duy trì sự sống.
  • Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị Thu*c rất thông dụng trong y học cổ truyền
  • Theo Đông y cho rằng quả lê có tác dụng hữu hiệu chữa trị ho, lê còn có tác dụng làm nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết.
  • Đảng sâm (đẳng sâm) là rễ phơi hay sấy khô của cây đảng sâm (Codolopsis sp), họ hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm ở Việt Nam [Codolopsis javanica (Blume) Hook f.] có thành phần hóa học và công dụng như các đảng sâm khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY