Sức khỏe hôm nay

Đông y trị ra huyết khi mang thai

Bình thường phụ nữ khi có thai thì kinh nguyệt dừng đến khi con bú mà lượng sữa đã giảm còn ít lúc đó mới hành kinh trở lại.
Bình thường phụ nữ khi có thai thì kinh nguyệt dừng đến khi con bú mà lượng sữa đã giảm còn ít lúc đó mới hành kinh trở lại. Khi đã có thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm... gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết.

Nguyên nhân do Xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng. Bình thường hai kinh mạch tâm và tiểu tràng có liên quan biểu lý với nhau, ở thượng tiêu thì tạo ra nhũ trấp, ở hạ tiêu thì tạo thành kinh thuỷ. Khi thụ thai thì xung nhâm tập trung khí huyết để nuôi dưỡng thai và chuẩn bị các công đoạn để tạo sữa khi thai nhi ra ngoài là có đủ sữa để nuôi dưỡng con. Khi xung nhâm bị phong nhiệt hoặc do can hoả vượng hoặc do tỳ vị hư nhược... làm cho xung nhâm bất cố không thực hiện đúng quy trình, khí huyết không tập trung dưỡng thai ra huyết như kinh thuỷ mà thành lậu thai hạ huyết. Ngoài ra còn do các nguyên nhân như chấn thương hoặc bệnh lý cũ tại bào cung hoặc cơ quan, bộ phận bên cạnh mà gây lậu huyết. Lâu ngày không được chữa trị dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài Thu*c điều trị tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo.

Do tỳ khí hư

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, da nhợt, môi nhợt, da xanh. Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ, ích khí thăng đề.

Bài Thu*c: Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ 12g, cam thảo 8g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 10g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch truật 12g.

Cách dùng: Hoàng kỳ tẩm mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Do can hỏa vượng

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, hay cáu gắt, ngực sườn đầy tức, hoặc giận dữ nhiều gây ra các triệu chứng người lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Mạch sác.

Phương pháp điều trị: Sơ can lý khí, an thai.

Bài Thu*c: Gia vị tiêu giao tán.

Sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch truật 16g, phục linh 10g, cam thảo 6g, bạc hà 8g, sinh khương 3 nhát. Đương quy và bạch thược tẩm rượu, bạch truật đông bích thổ sao, cam thảo chích. Các vị trên tán mạt 1.200ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần. Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp Bổ trung ích khí thang.

Can khắc tỳ

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, khát nước, ăn kém, người gày yếu, chân tay mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hai mạng sườn đầy tức; Rêu lưỡi vàng dày. Mạch sác.

Phương pháp điều trị: Sơ can hòa tỳ, ích khí.

Bài Thu*c: Tứ quân tử gia sài hồ sơn chi: Nhân sâm12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài Lục quân tử gia sài hồ, sơn chi, thăng ma.

Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g, thăng ma 8g, trần bì 8g, bán hạ 8g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên nước 1.500ml sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Do huyết nhiệt

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, đầu thông, huyễn vậng, phiền táo, khẩu khát. Mạch trầm sác.

Phương pháp điều trị: Tư âm, dưỡng huyết.

Bài Thu*c: Nhị hoàng tán: Sinh địa hoàng 12g, thục địa hoàng 12g. Hai vị trên tán mạt thêm bạch truật 10g, chỉ xác 8g, nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

BS.TRẦN VĂN BẢN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-tri-ra-huyet-khi-mang-thai-20121.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Đảng sâm (đẳng sâm) là rễ phơi hay sấy khô của cây đảng sâm (Codolopsis sp), họ hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm ở Việt Nam [Codolopsis javanica (Blume) Hook f.] có thành phần hóa học và công dụng như các đảng sâm khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY