Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

A giao - nhuận phế, bổ huyết Y học cổ truyền

Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận...
Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận, a giao có tác dụng bổ huyết, chỉ huyết, tư âm, nhuận phế, an thai. Dùng cho các trường hợp thiếu máu nhược sắc, hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), hồi hộp tim đập mạnh, khái huyết, thổ huyết, tiện huyết, kinh nguyệt không đều, xuất huyết và đe dọa sẩy thai, các đốm xuất huyết do giảm tiểu cầu, mất ngủ, tay chân lạnh, cơ địa hay bị cảm cúm. Liều dùng: 6g đến 12g.

bổ huyết, an thần, trị các bệnh nhiệt, tim hồi hộp không ngủ: Thang hoàng liên a giao gồm: hoàng liên 3g, a giao 8g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, thược dược 12g, hoàng cầm 8g. Sắc nước pha uống. Có thể dùng 2 tuần là một liệu trình.

Trị chứng huyết hư chảy máu, như nôn ra máu, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ đang có thai bị chảy máu, băng huyết: Thang giao ngải gồm: a giao 16g, ngải diệp thán 8g. Sắc uống khi cầm máu thì dừng lại.

Trị phế hư, ho khan có đờm lẫn máu: Thang bổ phế a giao gồm: a giao hấp cách thủy 12g, mã đậu linh 8g, ngưu bàng tử 8g, hạnh nhân 12g, gạo nếp 16g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Trị chứng âm hư, thiếu máu không nuôi được gân, gân tay có rút: thang a giao kê tử hoàng gồm: a giao 12g, bạch thược 12g, thạch quyết minh 12g, câu đằng 12g, sinh địa 16g, phục thần 12g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, sinh mẫu lệ 16g. A giao hấp cách thủy, lòng đỏ trứng gà cho vào đánh đều. Sắc các vị Thu*c khác lấy nước, đổ Thu*c sắc vào hỗn hợp a giao và trứng gà, đánh đều, uống nóng ngày một thang, uống 2 tuần là một liệu trình.

Kiêng kỵ: người bị chứng ứ huyết không dùng được. Người tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nên dùng thận trọng.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-a-giao-nhuan-phe-bo-huyet-y-hoc-co-truyen-15085.html)

Tin cùng nội dung

  • Bé khỏe mạnh thông minh là mong muốn của cha mẹ, tuy nhiên các bà mẹ lại gặp phải không ít khó khăn khi cho bé ăn:
  • Theo ThS.BS. Lê Thị Hải thì “không nên cho nước mắm hoặc muối vào các bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi”.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Acid folic giúp tổng hợp ADN, một trong những vi chất quan trọng, đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.
  • Đau thần kinh tọa (ĐTKT) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả là người trên 60 tuổi và nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
  • Mẹ tôi 67 tuổi, gần đây hay có đám bầm tím dưới da. Đi khám sức khỏe phát hiện bị giảm tiểu cầu. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh này? Điều trị ở đâu tốt nhất. (Lê Khánh Hoàng)
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).