Dinh dưỡng hôm nay

Không “đưa” muối vào khẩu phần ăn của bé, vì sao?

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải thì “không nên cho nước mắm hoặc muối vào các bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi”.
Có con được 7 tháng tuổi, đang trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm, chị Nguyễn Trang ( huyentrang0489@gmail.com ) rất băn khoăn không biết chế độ ăn mà chị dành cho bé đã hợp lý chưa? - Chị con ăn bột mặn từ khi 6 tháng tuổi. Bột của con, cháu thường xuyên thay đổi thịt lợn, thịt gà, tôm (7 tháng mới ăn), thịt bò, lòng đỏ trứng, tim, bầu dục. Rau: ngót, bí đỏ, cà rốt, chân vịt, xúp lơ, mồng tơi,... Hàng ngày cháu cho con ăn 3 bữa, mỗi bữa 2,5 thìa bột gạt (thìa trong hộp bột dielac) nêm với 1 thìa cafe nước mắm, 1 thìa cafe dầu ăn (ăn bột vào lúc 7h sáng, 13h, 18h30) Kèm theo 2 bữa sữa vào lúc 10h và 16h. Ăn hoa quả lúc 19h (chuối hoặc hồng xiêm hoặc xoài hoặc đu đủ). Tối ngủ bú mẹ (bú ít) - .Xin hỏi Bs. Hải, chế độ ăn uống của bé như vậy đã đủ chất hay chưa? Khi ăn bột (ăn bột gì cũng vậy) là 2 bên miệng của con cháu bị nổi mẩn đỏ như kiểu của dị ứng, vậy thì có phải do thức ăn hay gia vị không? ) và vì sao mà mỗi khi cho bé ăn bột thì 2 bên miệng của con lại nổi mẩn đỏ như bị dị ứng.

Sau khi chia sẻ những thắc mắc của chị Trang cũng như thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ đang có con trong độ tuổi tập ăn dặm với Sức khoẻ & Đời sống, chúng tôi đã chuyển câu hỏi của chị Trang tới ThS.BS.Lê Thị Hải - nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia và được ThS.BS. Lê Thị Hải tư vấn cho chị Trang cũng như bạn đọc báo SK&ĐS những kinh nghiệm sau:

dinh dưỡng

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải thì với chế độ ăn cho bé 7 tháng tuổi mà mẹ Nguyễn Trang thực hiện là hoàn toàn đầy đủ và hợp lý.

Cụ thể: cho bé ăn 3 bữa, mỗi bữa 2,5 thìa bột

Về chất đạm: Mẹ thường xuyên thay đổi thịt lợn, thịt gà, tôm (7 tháng mới ăn), thịt bò, lòng đỏ trứng, tim, bầu dục.

Về rau xanh: Rau ngót, bí đỏ,cà rốt, rau chân vịt, xúp lơ, mồng tơi,…

Về sữa: ngày bé ăn 2 bữa sữa (sáng 10h và chiều 16h)

Hoa quả: 19h (gồm chuối, hồng xiêm, xoài, đu đủ, nạo bằng thìa nhỏ).

muối và nước mắm

Tuy nhiên, theo ThS.BS. Lê Thị Hải thì “không nên cho nước mắm, hoặc muối vào các bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi”.

Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1g/ngày cho đến 12 tháng tuổi) Đối với trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé do đó, lượng muối trẻ nhận được qua sữa mỗi ngày là hoàn toàn đủ và không cần bổ sung thêm.

Theo các chuyên gia hàng đầu về sức khoẻ trẻ em thì khi 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, việc đưa muối vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ làm cho thận bị quá tải, không lọc hết được lượng muối tiếp nhận vào cơ thể. Từ đó muối đọng lại trong máu, tích tụ lâu dần gây tổi hại cho thận. Ngoài ra việc ăn quá nhiều muối sẽ làm cho nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, nãocao huyết áp của bé khi trưởng thành.

Còn hiện tượng nổi mẩn đỏ sau khi ăn bột của con chị Trang, ThS.BS. Lê Thị Hải cho biết: “Đó có thể là biểu hiện của dị ứng. Thường trẻ hay bị dị ứng với sữa, tôm, cua, cá. Bạn nên theo dõi xem bé dị ứng thức ăn nào, thì nên tạm dừng thức ăn đó. Hoặc cho bé đi khám chuyên khoa dị ứng miễn dịch để phát hiện xem bé dị ứng với loại thực phẩm nào để loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn của bé”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khong-dua-muoi-vao-khau-phan-an-cua-be-vi-sao-10901.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.