Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bạch cương tàm (con tằm) chữa di mộng tinh Y học cổ truyền

Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
vị Thu*c quý này còn được dùng để chữa liệt dương, bổ huyết, khí hư trắng...

Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà ch*t thường được sấy khô dùng làm Thu*c, gọi là bạch cương tàm, còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng

bạch cương tàm dùng làm Thu*c được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ở nước ta có nhiều nơi nuôi tằm. Người ta lấy những con tằm tự nhiên bị bệnh ch*t cho vào vôi sấy khô là được. bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.

bạch cương tàm dài chừng 3,5cm, đường kính 5mm, hình cong queo, bề ngoài màu trắng bẩn (hoặc màu nâu, hơi lốm đốm trắng); chất cứng nhưng giòn; khi bẻ đôi, vết bẻ có màu xanh nâu, mùi nặng, vị hơi đắng. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều bệnh của trẻ em như: kinh giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng, xuất huyết não, cổ họng sưng đau, liệt dương, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Trong Đông y, tằm là một vị Thu*c bổ.

Đông y cho rằng bạch cương tàm vị mặn cay tính bình. Quy kinh Can phế. Thành phần chủ yếu gồm Ammonium oxalate, chitinase, beauverician, asparagine, fibrinolysin. Phân tích chung thì trong bạch cương tàm có chừng: 67,44% chất protid; 4,38% chất béo; 6,34% tro và 11,34% độ ẩm.

Dưới đây là cách trị bệnh từ Thu*c bạch cương tàm:

Vết đen sạm trên mặt: bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này sẽ mất dần.

Thiên đầu thống: bạch cương tàm 4 - 8g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh thoảng uống cùng với nước hành.

Viêm amiđan cấp tính: bạch cương tàm 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Tất cả trộn đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5g, sinh khương 5g, sắc với ít nước (đã hòa tan 2g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm.

Chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ ít sữa: theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh. Dùng tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200g, lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500g, vừng đen 300g, mật ong vừa đủ để làm viên. Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 500C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 800C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1 - 2 giờ với nước gừng, tỉ lệ một phần gừng, hai phần nước (gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và rây thành bột mịn.

Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá. Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn. Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không dính tay là được. Viên thành viên độ 1g. Viên Thu*c có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng Thu*c trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10 - 20g, trẻ em 5 - 10g. Uống sau mỗi bữa ăn, dùng liền trong một tháng.

Chữa đái buốt do chứng lậu: mỗi lần uống 8g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.

Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: lấy bột ngài tằm hòa với mật ong, bôi vào trong mồm.

Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20g. Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.

Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 - 10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml.

Chú ý: chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.

Trị chứng phong nhiệt đau đầu co giật dùng “Gia vị Tang cúc ẩm”: cương tàm 6g, tang diệp 10g, cúc hoa, câu đằng, hoàng cầm đều 10g, sắc uống. Chu sa 1g hòa nước Thu*c uống.

Hay “bạch cương tàm tán”: cương tàm 6g, toàn phúc hoa 8g, mộc tặc thảo 6g, tế tân 3g, tang diệp, kinh giới đều 12g, cam thảo 4g sắc uống, hoặc tán bột mịn; mỗi lần 6 - 10g, ngày uống 2 - 3 lần.

Trị viêm hầu họng sưng đau, mất tiếng: bạch cương tàm 6g, khương hoạt 10g, xạ hương 0,01 - 0,03g tán bột trộn với nước gừng uống.

Trị đau nửa đầu (thiên đầu thống): cương tàm tán nhỏ hòa với nước chè uống. Có khi uống với cùng với nước lạnh.

Trị động kinh: dùng nhộng tằm khử mỡ chế thành phiến. Mỗi lần uống 0,9 - 1,5g, ngày 3 lần, trẻ nhỏ giảm liều. Trị 100 ca động kinh (nguyên phát 46 ca, co giật triệu chứng 54 ca). Theo dõi 2 tháng đến 2 năm, kết quả 26 ca không tái phát, lên cơn ít và nhẹ 51 ca, tỉ lệ có kết quả 77% (báo cáo của Trần Kiến Gia, Báo Giang Tô Trung Y dược 1976).

Liều dùng và chú ý: liều thường dùng: 3 - 10g. Thu*c tán mỗi lần uống 1 - 1,5g. Tán phong nhiệt thường dùng sống, còn thường Thu*c được sao chế để dùng.

bạch cương tàm, toàn yết, ngô công đều là Thu*c trị phong thường dùng nhưng cương tàm tức phong kém hơn. Cho nên trên lâm sàng gặp trường hợp phong do can phong, nhẹ dùng phối hợp với toàn yết, trường hợp nặng nên thêm cả ngô công và toàn yết phối hợp. Cương tàm vừa trừ được nội phong vừa tán được ngoại phong và hóa đàm tán kết nên dùng cho chứng phong đàm là thích hợp. Qua thực tiển lâm sàng có thể dùng cương nhộng thay cho bạch cương tàm.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bach-cuong-tam-con-tam-chua-di-mong-tinh-y-hoc-co-truyen-15095.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Liệt dương là tình trạng D**ng v*t không cương cứng được khi quan hệ. Khi ấy, nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn.Tuy nhiên, một vài bài Thuốc đơn giản dưới đây có thể giúp các quý ông lấy lại phong độ hoặc phòng bệnh.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY