Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Nhận biết sớm dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội và ngoại khoa hay gặp, là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa gặp cả ở nam và nữ, bệnh hay gặp sau cảm cúm hoặc dùng một số Thu*c như aspirin, corticoid, sau các sang chấn tâm lý mạnh... trong trường hợp cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Với những bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta thường chỉ cảnh giác khi có những triệu chứng rõ ràng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy chứ ít khi chú ý các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước, xanh xao. nhiều trường hợp nhập viện muộn suýt mất mạng. điển hình trường hợp ông t.v.d. (58 tuổi, trú tại hai bà trưng, hà nội) có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen. tình trạng bệnh chuyển nặng, được người nhà nhanh chóng đưa vào bệnh viện thanh nhàn (hà nội) cấp cứu. tại đây, sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tiêu hóa. các bác sĩ tiến hành nội soi, kẹp cầm máu, đồng thời đặt nội khí quản và hồi sức tích cực. tuy nhiên, tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhân lâm vào tình trạng sốc mất máu, rối loạn đông máu. ngoài ra, bệnh nhân còn bị suy hô hấp nặng. các bác sĩ tiếp tục truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh dịch. hơn 10 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa được xem là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. ở nước ta, cứ 100.000 người thì có từ 50 - 150 người bị mỗi năm và tỷ lệ này đang tăng ở việt nam và một số nước đang phát triển. nhiều bệnh nhân không biết mình bị chảy máu tiêu hóa. khi cơ thể mệt mỏi hay bị choáng váng, bệnh nhân thường tự ý mua Thu*c bổ sung sắt ở các nhà Thu*c, đi khám bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiền đình. ngay cả khi có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đại tiện phân đen, nhiều bệnh nhân cũng thường tự điều trị khiến cho tình trạng bệnh nguy hiểm.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa tại BVĐK tỉnh Quảng Trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu hóa. tùy theo nguyên nhân mà xử trí và điều trị sẽ khác nhau.

Do loét dạ dày hành tá tràng: Là nguyên nhân hay gặp nhất, khi đó, bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Chảy máu với khối lượng máu thường nhiều, có thể gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng; kết hợp với các triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị.

Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Hiện tượng này gặp trong các bệnh xơ gan, hội chứng Bannti... Máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới phần bàng hệ phình giãn và tăng áp lực. Trong trường hợp này, máu tươi màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch; khối lượng thường rất nhiều và không lẫn thức ăn... Một số nguyên nhân ít gặp hơn như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét trợt thực quản, ure máu cao, ngộ độc chì, ngộ độc thủy ngân...

Do lỵ trực trùng: Thường xảy ra ở trẻ em, có thể có sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày) kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu, màu đỏ sẫm như máu cá hoặc nước rửa thịt.

do lỵ amíp: thường nhẹ với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện.

ung thư đại tràng: là bệnh lý thường gây chảy máu tiêu hóa ở người già. ung thư đại tràng phải thường kèm theo đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. ung thư đại tràng trái thường là táo bón, đại tiện phân máu tươi; còn ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo kích thích đại tiện nhiều lần.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Ngoài ra, còn có thể gặp chảy máu trong trĩ, polyp, nứt kẽ hậu môn, Crohn đại - trực tràng...

Do thương hàn: Bệnh nhân đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm.

viêm ruột hoại tử: biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-41oc, đau và trướng bụng, đại tiện phân đen, mùi thối khắm.

Bệnh Crohn: Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh với tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột. Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như: lồng ruột, loét túi thừa Meckel, lao ruột, ung thư ruột non hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý chảy máu toàn thể như trong sốt xuất huyết...

Các dấu hiệu của đường tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí và mức độ trầm trọng của bệnh. vì vậy, ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, đau bụng khi dùng các Thu*c có hại cho dạ dày, bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Để phòng bệnh tái phát, người bệnh tuyệt đối tránh xa Thu*c lá và rượu bia, tránh ăn các loại thức ăn gây kích ứng vết loét như: thức ăn nhiều gia vị cay, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường chất xơ và rau quả. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.

BS. Nguyễn Thị Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-som-dau-hieu-xuat-huyet-tieu-hoa-n152767.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY