Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Nhận biết sớm xoắn đại tràng, tránh nguy biến

Xoắn đại tràng là bệnh thường gặp, gây tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến hoại tử và thủng đại tràng.

Vì vậy, chẩn đoán chậm trễ có thể gây hậu quả nghiêm trọng nên cần phải có chẩn đoán kịp thời.

Bệnh nhân tên là N.V.T, nhập viện cấp cứu do bụng trướng căng và nôn ói. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó 4 ngày, bệnh nhân đã không đi đại tiện được và 2 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân đau bụng, sau đó bụng trướng dần và nôn ói. Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thăm khám lâm sàng và chụp Xquang có nhiều mực nước hơi ở đại tràng. Tiến hành chụp MCST 64 lát cắt, kết quả cho thấy bệnh nhân bị xích-ma với dấu hiệu hình mỏ chim điển hình của xoắn đại tràng.

Đây chỉ là 1 trong nhiều trường hợp nhập viện với các biểu hiện đau bụng nôn ói, rất may được cấp cứu kịp thời. Thông thường, mọi người khi bị bí đại tiện rất chủ quan nghĩ lý do đơn giản. Đã có trường hợp nhập viện muộn khiến tình trạng bệnh nặng phải thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến hoại tử và thủng đại tràng.

Hình ảnh xoắn đại tràng.

Khi có biểu hiện, bệnh nhân thường đau bụng dữ dội, khởi đầu đau khu trú, sau cơn đau có thể lan rộng khắp vùng bụng. Trướng bụng là một triệu chứng quan trọng, nếu trướng ở bên phải, cần nghĩ đến xoắn manh tràng; trướng bụng ở phía bên trái thường là xoắn đại tràng xích-ma. Chỉ trong vài giờ, toàn bộ bụng phình to; buồn nôn xảy ra trước khi nôn, nấc cục; bí trung và đại tiện. Nếu không được phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể dẫn đến sốc với biểu hiện: mạch nhanh, yếu, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, khó thở, sốt. Bệnh nhân bị xoắn đại tràng xích-ma mạn tính thường trướng bụng, nặng bụng dưới và táo bón. Xoắn manh tràng mạn tính thường biểu hiện bằng hội chứng bán tắc ruột.

Xoắn đại tràng xích-ma là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 8% trường hợp tắc ruột, gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây xoắn đại tràng xích-ma chưa được biết rõ nhưng các nhà chuyên môn biết các yếu tố dễ gây bệnh là: đại tràng xích-ma dài, 2 chân đại tràng xích-ma gần nhau; người bị bệnh táo bón; bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh.

Xoắn manh tràng chiếm khoảng 1-3% các trường hợp tắc ruột, hay gặp ở người độ tuổi 20-40. Sự bất thường về cố định đại tràng lên và manh tràng vào thành bụng là nguyên nhân chính gây ra xoắn manh tràng. Các yếu tố dễ gây bệnh là: phụ nữ có thai, u vùng chậu, người có thói quen ăn quá nhiều, quá no. Có 2 thể xoắn manh tràng là xoắn thật sự do manh tràng xoay quanh trục đại tràng lên, chiếm 2/3 số ca bệnh, dễ dẫn đến hoại tử; gập góc manh tràng, manh tràng bị gập lên trên và vào giữa theo trục ngang.

Xoắn manh tràng mạn tính cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý gây hội chứng bán tắc ruột non khác: u ruột non, lồng ruột non, lao ruột...

Đối với bệnh nhân nghi ngờ xoắn cấp tính đại tràng xích-ma hay manh tràng, các bệnh lý sau đây nên được loại trừ: hội chứng giả tắc đại tràng cấp tính, viêm tuỵ cấp, nhồi máu mạc treo ruột, viêm phúc mạc ruột thừa, thủng ổ loét dạ dày - tá tràng, thủng khối u hay túi thừa đại tràng.

Để phòng bệnh, có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh táo bón và xoắn đại tràng như sau: uống đủ nước hàng ngày, đối với trẻ em lứa tuổi còn bú, sau các bữa ăn, bà mẹ cần cho con uống thêm nước, tốt nhất là nước cam, chanh... Trẻ em ở tuổi đi học, cần chú ý cho các cháu uống đủ nước.

Đối với người cao tuổi và người lớn, ngoài bữa ăn cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng cần uống 2 lít/ngày.

Mọi người cần ăn đủ chất xơ như rau xanh, trái cây. Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm. Mọi người chỉ nên ăn vừa no, tránh thói quen ăn quá no, quá nhiều để vừa tránh bệnh thừa cân béo phì, vừa tránh được bệnh táo bón.

BS. Bùi Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-som-xoan-dai-trang-tranh-nguy-bien-n155651.html)

Chủ đề liên quan:

đại tràng xoắn đại tràng

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu từ Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) cho thấy tỷ lệ mắc ung thư ruột kết (đại tràng) ở nam giới trong độ tuổi 20 - 30 đã tăng đến 17% trong 20 năm qua.
  • Ung thư đại tràng và trực tràng được chẩn đoán là xuất hiện nhiều ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì bệnh này vẫn có thể chữa trị được.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Viêm loét đại tràng có phải là bệnh xảy ra ở một số người có nguy cơ cao không? Nguy cơ này là gì và có thể tránh được không.
  • Nếu phát hiện muộn, bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY