Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi thường gặp ở những người có kinh tế thu nhập không ổn định, gia đình đông con, sống nơi thành thị đông đúc chật hẹp.

Số trường hợp lao mới đang tăng. Năm 2007, thế giới có 13,7 triệu ca lao mạn tính hoạt động, 9,3triệu ca lao mới, và 1,8 triệu người ch*t vì lao mà nhiều nhất là ở các nước đang phát triển. Phânbố không đồng nhất: thử lao tố da dương tính ở 80% dân số nhiều nước châu Á và châu Phi, trong khichỉ dương tính ở 5 - 10% dân số Mỹ.

Các yếu tố nguy cơ

Có khoảng 5 - 10% trường hợp lao sơ nhiễm trở thành lao thực sự, phụ thuộc vào một loạt các yếutố nguy cơ như: bệnh bụi phổi, đái tháo đường, cắt dạ dày, nối tắt ruột, ghép tạng, ung thư, dùngkim chung ở người nghiện, điều trị corticosteroid kéo dài, bệnh bạch cầu, Hodgkin, suy dinh dưỡng,nghiện rượu, nhiễm HIV/AIDS, suy thận mạn, là nhân viên y tế, điều kiện kinh tế-xã hội thấp, sốngchật chội, vô gia cư…

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân chính là Mycobacterium tuberculosis (MT, quen gọi là vi khuẩn Koch hay BK, mang tên nhàvi khuẩn học người Đức Robert Koch).

Ngoài ra còn có các Mycobacterium khác cũng gây ra bệnh laonhư: M. bovis (vi khuẩn lao ở bò trước đây cũng hay gặp gây ra bệnh lao ở người, nay đã bị loại trừở các nước phát triển nhờ tiệt khuẩn sữa bằng phương pháp Pasteur), M. africanum (không phân bốrộng nhưng là nguyên nhân quan trọng của lao ở nhiều vùng châu Phi).

BK là một vi khuẩn nhỏ, khôngdi chuyển, hiếu khí. Vỏ mỡ của nó bắt màu đỏ của một bazơ là carbol-fuchsin và không bị phai màukhi rửa với acid loãng, do đó BK là một vi khuẩn bền màu với acid. Nhuộm Ziehl-Neelsen, BK có màuđỏ sáng nhìn rõ trên nền xanh lục.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây laophổi

Quá trình gây bệnh

Phần lớn BK hít vào phổi sẽ bị loại trừ bởi cơ chế bảo vệ của đường hô hấp trên. Chỉ các mảnhnhỏ có đường kính < 5mm là qua được các phế quản tận để vào các phế nang, tại đó chúng xâm nhậpvà nhân đôi trong các đại thực bào phế nang.

Tổn thương nhiễm đầu tiên ở phổi - lao sơ nhiễm - đượcgọi là ổ Ghon (mang tên nhà giải phẫu bệnh Anton Ghon người Áo, 1866 - 1936), là một nốt nhỏ dạngviêm hạt và khi to lên hay khi bị canxi-hóa thì có thể thấy được trên phim X-quang phổi.

Trẻ bị laosơ nhiễm có thể có các biểu hiện như gầy yếu, xuống cân, sốt nhẹ… nhưng thường là không có triệuchứng lâm sàng, xét nghiệm đàm tìm BK âm tính, phản ứng da với lao tố chuyển dương, và không có khảnăng lây bệnh cho người khác.

Vị trí kinh điển của lao sơ nhiễm là quanh các khe giữa các thùyphổi. Thường đi kèm phì đại các hạch vùng trung thất, khi đó ta có một phức hợp Ghon hay phức hợplao sơ nhiễm.

Lao sơ nhiễm thường sẽ khỏi, nhưng ở một số người nhất là những người bị suy giảm miễn dịch thìcó thể phát triển thành lao kê, đó là những hạt trắng nhỏ gặp tại khắp các mô của cơ thể, bệnh hếtsức nặng có thể Tu vong đến 100% nếu không được điều trị.

Chỉ có khoảng 10% lao sơ nhiễm là tiếntriển thành lao hoạt động. Khi đó vi trùng lao lan theo đường máu đi tới các mô và các tạng kháccủa cơ thể tạo ra các thương tổn lao thứ cấp: ở các vị trí khác của phổi (chiếm đa số, thường gặptại các đỉnh phổi) hay ngoài phổi.

Triệu chứng lao phổi

Các triệu chứng kinh điển bao gồm: ho kéo dài với đàm có lẫn máu, sốt, ra mồ hôi về đêm, sụtcân. Chẩn đoán dựa vào chụp X-quang phổi, thử phản ứng da với lao tố, thử máu, tìm và nuôi cấy vikhuẩn ở đàm, mủ và các dịch của cơ thể.

Các hình ảnh X-quang của lao phổi hoạt động có thể gặp: 1. Thâm nhiễm là những nốt mờ ở một phânthùy, đôi khi cả một thùy phổi, thường khu trú ở các đỉnh phổi; 2. Tổn thương hang; 3. Dạng nốt vớibờ không rõ của lao; 4. Tràn dịch màng phổi; 5. Phì đại các hạch rốn phổi ở một hay hai bên; 6. Laokê với các hạt đường kính 1 - 2mm ở khắp các mô của cơ thể.

Chẩn đoán lao phổi

Chẩn đoán lao phổi thường dựa vào 3 yếu tố:

Nguồn lây: rất quan trọng đối với trẻ em, người lớn ít hơn.

Lâm sàng: hội chứng nhiễm lao thường có khuynh hướng kéo dài vì bản chất của lao là mạntính.

Cận lâm sàng:

Thử đàm tìm vi khuẩn lao: đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao, nhưng thường âm tính, tùytheo giai đoạn tiến triển của bệnh lao, hoặc đôi khi bệnh nhân đã vô tình sử dụng các Thu*c ảnhhưởng lên vi khuẩn lao nên việc tìm BK ở đàm là rất khó. Một vấn đề lớn nữa trong chẩn đoán lao làkhó khăn trong việc nuôi cấy loại vi khuẩn mọc chậm này ở phòng thí nghiệm (4 - 12 tuần cho cấy máuhay cấy mủ).

Khi đó chẩn đoán có thể dựa vào chụp X-quang phổi và thử phản ứng da với lao tố, tuy nhiên nhiềutrường hợp vẫn không thể kết luận một cách chắc chắn.

Phản ứng khuếch đại gen: nhanh, nhạy và đặc hiệu để phát hiện DNA của BK, trong trường hợp khôngtìm thấy BK ở các mẫu đàm.

Điều trị lao phổi

Những năm gần đây nổi lên vấn đề lao kháng nhiều Thu*c. Có thể là: kháng Thu*c tự nhiên, hoặckháng Thu*c ở những bệnh nhân đã được điều trị trước đó hay chưa được điều trị. Vấn đề này rất nguyhiểm, làm cho việc chữa khỏi bệnh lao trở nên hết sức khó khăn.

Có 2 quan điểm trong điều trị bệnh lao phổi:

Đối với thầy Thu*c chuyên khoa lao: các trường hợp lao phổi BK dương tính, bệnh nhân được quảnlý và điều trị theo chương trình chống lao; còn các trường hợp BK âm tính thì quản lý và điều trịtheo một tỉ lệ quy định bởi chương trình chống lao.

Đối với thầy Thu*c không phải chuyên khoa lao: điều trị cho từng trường hợp lâm sàng, nếu có đủcác yếu tố chẩn đoán lao phổi (bao gồm nguồn lây, bệnh kéo dài, tổn thương X-quang phù hợp với laophổi) thì việc điều trị phải tuân thủ chương trình chống lao chung.

Phòng bệnh dựa vào các chương trình tầm soát và tiêm chủng:

- Tiêm chủng với vắc-xin BCG là chủ yếu.

- Lây truyền bệnh lao chỉ xảy ra từ người mắc bệnh lao hoạt động. Có thể ngăn chặn lây bệnh bằngcách ly những người này và bắt đầu điều trị lao hiệu quả (sau 2 tuần, người bị lao hoạt động nóichung nếu không kháng Thu*c sẽ hết khả năng lây nhiễm).

PGS.TS.BS Quang Văn Trí - BV Đại học Y dược

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhan-biet-trieu-chung-va-dieu-tri-benh-lao-phoi-n169957.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY