Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhận biết và phòng ngừa chứng loạn thị

Tật loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành.

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.

Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người: tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị; tổn thương mắt như sẹo giác mạc; bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng; tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể; tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

Mắt loạn thị.

Mắt loạn thị.

Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng ban đầu sau: mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó; tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ; khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.

Khám mắt kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác. một số kiểm tra có thể được thực hiện như kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc...

loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, nên bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng của tật. hãy đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay nếu người bệnh cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi thị lực nào.

Khi có triệu chứng cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh.

Khi có triệu chứng cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh.

Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. các biện pháp điều trị phổ biến:

kính Thu*c: hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính Thu*c. đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.

phẫu thuật: trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính Thu*c không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (lasik), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (prk), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (lasek).

Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.

Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. tuy nhiên theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách: tránh các nguy cơ gây tổn thương mắt có thể xảy ra; làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói; dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác; điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị; khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng; ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin a có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,...).

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-phong-ngua-chung-loan-thi-n183149.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY