Tin tức hôm nay

Tin tức

Indonesia tăng cường ứng phó với bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Bộ Y tế Indonesia đang tăng cường các cơ sở y tế nhằm xử lý các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em, sau 3 ca T* vong và một số ca nghi nhiễm được công bố.

Ngày 6/5, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi, cho biết, bộ này đã tăng cường cho các bệnh viện chuyển tuyến để xử lý các ca bệnh nghiêm trọng như Bệnh viện Các bệnh truyền nhiễm Sulianti Saroso (RSPI) ở Jakarta.

Theo bà Siti, nỗ lực tăng cường các cơ sở y tế ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước là “động thái chiến lược” của Chính phủ Indonesia, nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em.

Nỗ lực này bao gồm tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định các nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính. bộ y tế đã chỉ định phòng thí nghiệm thuộc khoa y - đại học indonesia (fkui) làm phòng thí nghiệm tham chiếu để kiểm tra các mẫu bệnh phẩm.

Ngoài ra, bộ y tế indonesia cũng đã gửi công văn cảnh báo tới các các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện và thành phố, nhằm chủ động phòng ngừa và phát hiện các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em.

Bà siti cũng cho rằng, cần có các nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức, phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em. tất cả các trường hợp có các triệu chứng điển hình phải được báo cáo ngay lập tức.

Trong khi đó, nhà khoa học hàng đầu indonesia về bệnh viêm gan cấp tính hanifa oswari kêu gọi người dân đề cao cảnh giác với căn bệnh này, nhưng cũng cần giữ bình tĩnh.

Ông Oswari khuyến cáo cần lưu ý đến các trẻ em bị ốm, đặc biệt nếu có các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng kèm sốt nhẹ vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Những người có các triệu chứng trên được khuyến cáo ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế để xác định có cần kiểm tra thêm hay không. Các nhân viên y tế cũng cần phát hiện các ca bệnh càng sớm càng tốt để điều trị tốt hơn.

Trước đó, ngày 5/5, bộ y tế indonesia công bố phát hiện thêm một số ca nghi mắc bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em sau khi ghi nhận 3 trường hợp t* vong do nhiễm căn bệnh bí ẩn này trước đó.

Hiện giới chức y tế indonesia vẫn đang xác minh nguyên nhân gây ra các ca bệnh mới này thông qua một loạt xét nghiệm, giải trình tự bộ gene để chắc chắn rằng đây không phải là các trường hợp mắc viêm gan siêu vi a, b, c, d và e.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, do viêm gan cấp tính có khả năng lây lan qua đường tiêu hóa và đường hô hấp, cần tập trung ngăn chặn sự xâm nhập của virus, chẳng hạn bằng cách rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang.

    Indonesia phát hiện thêm các ca nghi mắc viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/indonesia-tang-cuong-ung-pho-voi-benh-viem-gan-bi-an-o-tre-em-696184/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY