Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Nhận biết và xử trí dấu hiệu hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa rất hay gặp. Tuy không phải là bệnh hiểm nghèo, nếu được xử lý kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể hồi phục...
Hạ đường huyết do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân hạ đường huyết trong đó hay gặp ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tiêm insulin liều cao. Các Thu*c điều trị ĐTĐ thuộc nhóm Sulfonylurea gây ra tỷ lệ hạ đường huyết cao hơn, nhất là khi điều trị tích cực.

Ngoài ra, những người giảm khẩu phần ăn hay lùi giờ ăn, gắng sức cũng có thể gây hạ đường huyết.

Rượu cũng làm ngăn cản quá trình tân tạo đường và làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết. Các yếu tố thuận lợi của hạ đường huyết: chế độ ăn kiêng quá khắt khe, tuổi cao, bệnh gan và bệnh thận, bệnh nhân không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ.

Các biểu hiện của hạ đường huyết

Biểu hiện chung khi hạ đường huyết là bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được, cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu, cảm giác chân tay nặng nề, yếu. Và kèm theo cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng dạ dày.

Bệnh nhân có biểu hiện da xanh tái; vã mồ hôi, thường ở lòng bàn tay, trán, nách; run tay; hồi hộp đánh trống ngực; lo âu hốt hoảng mất bình tĩnh. Các dấu hiệu khác là nhịp tim nhanh, có thể có cơn đau thắt ngực, cảm giác nặng ngực vùng tim. Dấu hiệu thần kinh: nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt, nặng có thể có co giật, tổn thương dây thần kinh gây liệt, rối loạn cảm giác, vận động.

Nếu ở giai đoạn hạ đường huyết nhẹ bệnh nhân tỉnh táo, có biểu hiện nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực, vã mồ hôi. Ở mức trung bình có biểu hiện thần kinh như giảm độ tập trung, lú lẫn, lơ mơ. Nếu nặng sẽ co giật, mất ý thức, hôn mê.

Các thời điểm dễ bị hạ đường trong ngày là

Trước bữa ăn trưa: 10-11 giờ sáng.

Trước bữa ăn chiều: 15-16 giờ chiều.

12 giờ khuya đến gần sáng.

Một đôi khi xảy ra ngay khi vừa ăn xong.

Làm gì khi thấy dấu hiệu hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa, cần xử lý nhanh ngay khi mới thấy nghi ngờ. Đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh mạn tính, đang điều trị Thu*c đái tháo đường. Ngay khi có dấu hiệu hạ đường máu nhẹ như mệt lả, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi, đói bụng, co thắt thượng vị cần cho uống nước đường, sữa có đường... cho đến khi cảm giác khỏe. Hoặc ngậm 3 viên kẹo ngọt, đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa.

Làm sao để không bị hạ đường huyết?

Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên uống rượu, nhất là vào lúc bụng đói. Nên ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa trước khi tập thể thao. Đối với người bệnh mạn tính cần phải dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ. Riêng đối với bệnh nhân ĐTĐ không nên tự ý dùng insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người đái tháo đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

BS. Nguyễn Thị Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-xu-tri-dau-hieu-ha-duong-huyet-n145888.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY