Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhận biết và xử trí viêm da tiếp xúc do côn trùng

Khu nhà tôi ở buổi tối có nhiều côn trùng bay vào nhà.

Thanh Tâm (Chương Mỹ, Hà Nội)

Việc vô tình tiếp xúc với côn trùng như bọ xít, kiến ba khoang, con thiêu thân có nhiều phấn, con rết, côn trùng cánh cứng... có thể gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc ở bất kỳ vùng da nào. Ngay sau khi tiếp xúc với côn trùng, da ở chỗ tiếp xúc trực tiếp sẽ bị đỏ lên, có cảm giác ngứa, rát, sưng nề. Sau khoảng 5 -7 giờ da bắt đầu bị sưng, phù kéo thành các vệt dài theo vùng chúng tiếp xúc, nổi mụn nước kích thước vài mm không đồng đều, sau 2-3 ngày thì trở thành mụn mủ, đầu trắng, có ngứa, trường hợp nặng thì có sốt nhẹ, nổi hạch vùng cổ, nách, vùng bẹn thương ứng với vị trí tổn thương. Tổn thương ở vùng mắt có thể làm mi mắt sưng nề, mắt híp lại, đôi khi phải vài ngày sau mới mở mắt ra được.

Khi bị viêm da cần rửa sạch da với các loại xà bông có tính kiềm làm trung hòa môi trường acid có trong chất độc của côn trùng, sau đó tắm rửa bình thường với nước sạch. Bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, da đóng vảy và khô dần. Khi thấy các dấu hiệu bệnh ngày càng nặng lên thì cần đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị phù hợp, không tự ý đắp lá hoặc dùng Thu*c không nguồn gốc, dễ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.

BS. Trần Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-xu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-n161506.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Nếu để quá 6 giờ sau khi bịcôn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.
  • Xử lý vết thương khi bị rắn, súc vật, côn trùng cắn cần thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật và kịp thời….
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY