Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Có nên tắm nhiều hơn khi da bị vảy đỏ, viêm da cơ địa?

Các bậc phụ huynh khi thấy con bị viêm da cơ địa da vảy, đỏ thì phụ huynh có khuynh hướng cho bé tắm nhiều hơn, mua các sản phẩm có tính sát khuẩn nhiều hơn cho bé tắm vì nghĩ da bị bẩn.

BS.CK2 Vũ Thị Phương Thảo - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TPHCM:

Khi thấy da bé bị bong vảy thì các bậc phụ huynh nghĩ da bé không được sạch nên họ có khuynh hướng cho bé tắm nhiều lần cho da sạch hơn, hạn ch*t tình trạng bong vảy.

Tuy nhiên, việc làm này là không đúng. Vì khi tắm rửa nhiều lần thì sẽ làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và dễ mất nước hơn.

Bệnh lý viêm da cơ địa vố dĩ hàng rào bảo vệ da bị mất độ ẩm mà khi càng tắm nhiều lại càng làm tăng thêm tình trạng mất nước qua da và làm ảnh hưởng đến hàng rào thượng bì và không làm giảm được tình trạng viêm da cơ địa mà còn làm cho tình trạng này nặng hơn.

Chúng ta vẫn nên tắm để vệ sinh bề mặt trên da của bé. Tuy nhiên chúng ta không nên tắm quá nhiều lần trong ngày và sử dụng nhiều loại sát khuẩn vì dễ làm làn da khô hơn và mất nước qua da nhiều hơn.

Trích trong livestream "Chăm sóc da ở lứa tuổi dậy thì" Bệnh viện Da liễu TPHCM

Lần cập nhật cuối: 08:24 30/09/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/co-nen-tam-nhieu-hon-khi-da-bi-vay-do-viem-da-co-dia-n418281.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè là mùa để mọi người mọi nhà đi du lịch, về với biển xanh. Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn khi chơi ở biển...
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Theo thống kê Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi, 70% trẻ ở tỉnh này bị lây bệnh tay chân miệng tại nhà.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY