Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loại kiến có kích thước nhỏ hơn hạt thóc có cánh bay, bụng thon nhọn đen, có một khoang màu đỏ, thuộc họ côn trùng.

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Đây là loài côn trùng có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm). Thân mình thường có màu vàng đỏ nhìn giống con kiến lửa.

Vì sao kiến ba khoang đốt lại gây thương tổn da?

Khi trời tối, các gia đình bật đèn sáng kiến bay vào bám trên các bức tường, giường, màn và bò cả lên người. Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít.

Một số người không biết đã lấy tay giết kiến sau đó vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da đã tạo thành những vết tổn thương dài. hoặc thương tổn ở cẳng tay khi ngủ vắt tay lên trán làm tổn thương lan sang trán, thương tổn ở bắp chân lây sang mặt sau đùi khi ngồi xổm, thương tổn ở mặt gấp cẳng tay thì lan sang cánh tay khi gấp tay lại. những thương tổn dạng như trên được gọi là “thương tổn hôn nhau” là dấu hiệu đặc thù chỉ có trong viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Vị trí hay gặp ở vùng hở như: cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở thân mình V*ng k*n do kiến bám vào quần áo, khi mặc chúng tiếp xúc trực tiếp vào da. Tùy vào vị trí tiếp xúc mà có thể bị một hay nhiều tổn thương cùng lúc, bị đối xứng, bị nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Đây là những dấu hiệu quan trọng để phân biệt với bệnh zona.

Tính chất của thương tổn là những ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, chợt loét nông trên da cũng giống như viêm da do ấu trùng bướm nhưng ở cấp độ nặng hơn, có thể bị nhiều tổn thương trên da. đau rát nhiều làm bệnh nhân lầm tưởng là bệnh zona.

Điều trị

Việc điều trị viêm da do kiến khoang không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét. phương pháp điều trị tùy theo tổn thương và chủ yếu dùng thu*c bôi tại chỗ kèm thu*c kháng histamin đường uống.

Thu*c bôi tại chỗ:

- Khi mới tiếp xúc với độc tố của kiến chỉ có đỏ da và ngứa nên dùng nước muối S*nh l* rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da. Sau đó, dùng hồ nước bôi lên để làm mát da, dịu da. Khi đã nổi mụn nước, phỏng nước có thể bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp mát da, dịu da và làm khô, sạch tổn thương;

- Chỉ nên rửa nhẹ bằng nước sạch với xà phòng hoặc rửa bằng nước muối S*nh l*. Sau đó bôi lên vùng da tổn thương bằng hồ nước để làm mát da, dịu da. Khi tổn thương khô, đóng vảy: bôi các loại Thu*c kem có corticoid như Flucinar, Gentrisone, Fucicor;

- Nếu có xuất hiện mụn mủ dùng dung dịch màu như xanh methylen, Milian, castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Chú ý, khi bôi không nên dùng castellani cho trẻ em vì Thu*c này có thể làm trẻ đau rát khi bôi;

- Khi tổn thương không còn chảy dịch, khô lại có thể sử dụng mỡ kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (Fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp tổn thương mau lành.

Thu*c uống:

- Thu*c kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin. Nhóm Thu*c này có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng;

- Thu*c kháng histamin thế hệ 2 có ưu điểm là không gây buồn ngủ, được dùng rộng rãi như cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexofenadin. Tuy nhiên, cần thận trọng đối với những người có vấn đề tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim mạch không được dùng một số Thu*c trong nhóm astemizol vì nhóm này có thể làm loạn nhịp tim;

- Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nặng, kèm thêm phản ứng dị ứng toàn thân thì cần điều trị đặc biệt. Có thể phải dùng corticosteroid toàn thân. Trường hợp bội nhiễm nặng cũng có khi phải dùng kháng sinh toàn thân.

Phòng bệnh bằng cách nào?

- thực ra kiến ba khoang không đáng lo ngại như những loài côn trùng đốt và hút máu truyền bệnh khác vì loài côn trùng này không tấn công người mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng;

- Phòng kiến ba khoang bằng cách: nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Mặc quần áo dài, quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng, giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quan sát kỹ trước khi lau.

Người dân có thể bẫy kiến 3 khoang bằng cách đặt một bóng đèn ở ngoài căn nhà, phía dưới có đặt chậu nước, kiến sẽ bị ánh sáng phản chiếu, thu hút đến và ch*t ở chậu nước đó. Hoặc có thể giết kiến trực tiếp thông qua các dụng cụ hỗ trợ như găng tay, vỉ bắt ruồi để tránh tiếp xúc trực tiếp độc tố của kiến tới da. Phun Thu*c để diệt kiến nếu kiến phát triển trên diện rộng;

- Một số điểm chú ý khi bị kiến ba khoang đốt:

+ Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy kiến đậu trên cơ thể vì việc nghiền nát sẽ làm chất Pederin từ máu kiến dính vào da và gây tổn thương lan rộng;

+ Tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương và không tiếp xúc vùng da lành với vùng da bệnh;

+ Rửa sạch vùng da bị kiến đốt bằng xà phòng càng nhanh càng tốt để loại bớt chất độc bám trên da;

+ Trường hợp phát hiện kiến đậu trên người thì cần phủi nhẹ để loại kiến khỏi cơ thể;

- Cẩn thận kiểm tra các vật dụng như khăn mặt, quần áo, giường chiếu trước khi sử dụng. Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và các khu vực quanh nơi ở. Không phơi quần áo, khăn mặt ở bên ngoài mỗi khi có trời mưa vì đây là thời điểm kiến phát triển rất mạnh.

- Nếu bị bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu khám bệnh để được tư vấn, điều trị đúng. Định kỳ 4-6 tháng phun Thu*c diệt côn trùng khu vực nơi ở. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, chăn màn, giường chiếu và các vật dụng sinh hoạt. Nằm màn khi ngủ, mặc áo dài tay hoặc găng tay khi đi làm việc nơi có kiến ba khoang;

- viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu điều trị đúng cách. tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối s*nh l* (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/viem-da-do-tiep-xuc-kien-ba-khoang-1371841.htm)
Từ khóa: Viêm da

Chủ đề liên quan:

viêm da

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
  • Cháu là con gái đang ở tuổi 16. Cháu rất buồn vì bệnh viêm da cơ địa khiến lòng và mu bàn chân cháu khi thì mọc mụn nước, khi thì bị bong tróc da.
  • Bệnh viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên. Bệnh hay ở các vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động mạnh là mặt, đầu, ngực, lưng và các nếp gấp lớn.
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY