Luôn bảo vệ em bé không bị cảm lạnh
Ảnh minh họa.
Các bác sĩ cho rằng, cảm lạnh là bình thường đối với trẻ em. mỗi khi cơ thể của trẻ chiến thắng nhiễm trùng, nó sẽ hình thành khả năng miễn dịch. điều bạn cần chú ý là trẻ hồi phục nhanh như thế nào (phải từ 7-8 ngày) và không có bất kỳ biến chứng nào.
Cắt móng tay của em bé quá sát
Việc nhiều người bị móng chân, móng tay quặp có thể do sai lầm từ thời thơ ấu. Nên cắt móng tay hơi tròn, tránh cắt sát để dẫn đến tình trạng móng tay, móng chân mọc quặp.
Dùng địu, xe trẻ em không đúng cách
Nhiều loại địu và xe đưa rất phù hợp để giúp cha mẹ được rảnh tay. Nhưng không phải ai cũng biết rằng những thiết bị này có thể gây hại nếu em bé được đặt vào không đúng cách.
Địu con trong tư thế đứng khiến áp lực dồn vào mông và khớp háng. Sai lầm này dẫn đến địa đệm bị phẳng. Trẻ có nguy cơ gặp vấn đề về xương chậu và các rối loạn nghiêm trọng khác.
Sai lầm khichăm sóc khiến trẻ bị ho
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thu Phương - Phó giám đốc trung tâm hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai), phó trưởng bộ môn nội tổng hợp (Đại học Y Hà Nội) cho biết, ho là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Đa phần, ho do nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.
Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Khi trẻ ho, bố mẹ cần tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Nhiều trường hợp, cha mẹ chăm sóc sai cách nên khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bác sĩ Thu Phương nêu những sai lầm phụ huynh thường mắc phải.
Sử dụng điều hòa sai cách
Thực tế, nhiều cha mẹ sưởi ấm cho con bằng điều hòa để nhiệt độ quá cao so với thời tiết ngoài trời. Điều này khiến không khí trong phòng bí, ngạt, khó thở và khô da.
Vào mùa hè, việc bố mẹ cho trẻ nằm điều hòa là cần thiết. Tuy nhiên, phụ huynh không cho gió từ máy phả thẳng vào người con bởi có thể khiến trẻ nhỏ ho do cảm lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là khoảng 25-28 độ C. Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không được dùng bếp than tổ ong để làm ấm không gian sống.
Không tắm cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm, tắm là nguyên nhân khiến trẻ bị ốm nặng hơn. Bác sĩ khuyên, cha mẹ nên tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín với thời gian từ 5-10 phút, ủ ấm ngay sau đó.
Trẻ nhỏ thường xuyên nghịch ngợm nên cần được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào ch*t và chất bẩn. Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho có thể làm cho bé cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh dễ bị viêm da.
Không vệ sinh môi trường sống của trẻ
Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường ngủ, thảm trải nhà, rèm cửa, đồ chơi của trẻ... để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập.
Cho trẻ tiếp xúc với khói Thu*c
Khói Thu*c lá cũng khiến trẻ có nguy cơ gây viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần bỏ thói quen hút Thu*c trong phòng có trẻ nhỏ.
Không vệ sinh mũi, họng, khoang miệng
Nhiều bậc cha mẹ không có thói quen vệ sinh khoang miệng, mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Điều này sẽ làm cho việc hô hấp của bé trở nên khó khăn. Mẹ nên rửa mũi và súc họng bằng nước mối S*nh l* đẳng trương 1-2 lần mỗi ngày để khai thông đường thở.
Bác sĩ khuyên, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ không cho bé tiếp xúc với người bệnh, các yếu tố có hại cho đường hô hấp như bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc... Khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ giữ ấm cơ thể cho con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, duy trì môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp.
Cha mẹ không nên tự ý mua Thu*c kháng sinh cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để giảm triệu chứng.
Theo Anh Đào/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/khoe-dep/sai-lam-khi-cham-soc-tre-nhieu-cha-me-dang-mac-phai-45879.html?fbclid=IwAR01Vk9scCI_gHIFiYo6SFBLkw1V793Yu0qB24MrZGS8SxjTSq9Yy2SHPjoTheo Anh Đào/Tiêu dùng