Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thận trọng khi trẻ bị chốc lở ngoài da

Cao Bằng-Bé trai 4 tuổi bị nổi mụn nước ở mặt và tay chân, người nhà tự tắm nước lá, nước muối nhưng bệnh ngày càng nặng nên mới đưa đi viện.

Bệnh nhân đến khoa Da liễu, Bệnh viện đa khoa tỉnh, sáng 5/7, trong tình trạng da nổi mụn nước kèm theo ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể, nặng nhất ở vùng mặt và tay chân.

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh chốc lở ngoài da. Nếu kéo dài, trẻ có thể bị bội nhiễm, biến chứng thành viêm cầu thận cấp hoặc biến chứng khác, để lại sẹo lâu dài. Sau kiểm tra, bác sĩ kê đơn Thu*c và hướng dẫn cách gia đình chăm sóc trẻ tại nhà.

Bác sĩ cho biết, chốc thường gặp ở trẻ em, bé trai nhiều hơn bé gái hoặc người lớn có hệ miễn dịch kém. bệnh phổ biến hơn vào mùa hè, nhất là ở những nơi thiếu vệ sinh, dân cư đông. chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da.

Trẻ khi bị chốc cần chăm sóc kỹ để vết thương nhanh lành và ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng. Gia đình nên che vết chốc lại, đồng thời lựa chọn cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, tránh va chạm vết thương.

Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh thì không mặc tã, phải giặt đồ riêng và thường xuyên rửa tay với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu, tụ cầu. Rửa vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm. Cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước.

Tuyệt đối không nên tắm nước lá cây, không tắm trẻ trong chậu nước, tránh lây ra khắp cơ thể của trẻ.

Các biện pháp dự phòng khác là để trẻ được vui chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Vào mùa hè, gia đình nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn và nơi gần vật nuôi, tránh côn trùng. Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh. Hạn chế đến những nơi thiếu ánh sáng dễ bị côn trùng đốt và khi phát hiện bệnh thì phải điều trị ngay, đề phòng lây lan và biến chứng.

Bệnh nhi với vết thương vùng mặt khi nhập viện do chốc lở. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/than-trong-khi-tre-bi-choc-lo-ngoai-da-4304595.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • Mùa hè là mùa có sự thay đổi đáng kể về khí hậu làm xuất hiện nhiều loại bệnh cho mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) cần lưu ý nhiều hơn bởi sức đề kháng của họ đã giảm sút đáng kể.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY