Màng bồ đào có 3 phần, đó là mốngmắt, thể mi và màng mạch. Đây là nơi chứa nhiều mạch máu, bao gồm các tĩnh mạch và động mạch đưa máu nuôi dưỡng mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm sưng của 1 trong 3 các bộ phận nêu trên.
Tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương mà người ta chia thành 3 loại sau:
Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt - thể mi): Là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng 3/4 các trường hợp viêm màng bồ đào. Bệnh hay tái phát thành từng đợt, nếu không điều trị tốt có thể gây tăng nhãn áp và mù lòa vĩnh viễn.
Viêm màng bồ đào giữa (chủ yếu là phía sau của thể mi): Các triệu chứng khá nghèo nàn, thường nhìn thấy mờ kèm theo hiện tượng ruồi bay trước mắt.
Viêm màng bồ đào sau: Thường viêm mặt sau của mắt, viêm màng mạch, võng mạc gây tổn thương dây thần kinh thị giác, gây hạn chế tầm nhìn cho người bệnh.
Trong một số trường hợp, viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần trước và sau của mắt gọi là viêm màng bồ đào toàn bộ.
Viêm màng bồ đào có thể gây ảnh hưởng đến thủy tinh thể, võng mạc, các dây thần kinh thị giác.
Viêm màng bồ đào có thể phát triển do một vài nguyên nhân như: Nhiễm trùng mắt; Chấn thương hoặc sau phẫu thuật mắt; Rối loạn hệ thống miễn dịch: thường gặp trong các bệnh viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, tiểu đường type 1, bệnh HIV,... Một số bệnh ung thư, chẳng hạn ung thư hạch rất hiếm gặp nhưng cũng có thể gián tiếp gây tổn thương mắt.
Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc diễn biến âm thầm trong thời gian kéo dài và chỉ phát hiện được khi khám mắt định kỳ.
Các triệu chứng bao gồm: Đau nhức mắt là triệu chứng thường gặp nhất. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đột ngột và đau tăng lên khi bạn tập trung sự chú ý vào một điểm nào đó. Mắt bị đỏ là biểu hiện của quá trình viêm do các mạch máu bị sung huyết. Thị lực bị giảm sút, cảm giác như bị một màn sương mờ che phủ trước mắt. Người bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sán g). Hiện tượng ruồi bay trước mắt: Bạn có thể nhìn thấy những dấu chấm đen, hoặc những bóng mờ di chuyển trước mắt khi mắt đang nhìn yên tại một điểm. Mất thị lực ngoại vi là khả năng nhìn sự vật và sự chuyển động của sự vật bên ngoài đường đi của thị lực bị giảm sút. Đồng tử có hình dạng khác nhau hoặc không thể thu nhỏ khi phản ứng với ánh sáng. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân có thể gồm: sốt nhẹ, ăn không ngon miệng, ngủ kém, đau đầu,...
Viêm màng bồ đào nếu không được điều trị tích cực sẽ để lại các biến chứng như: giảm thị lực, theo thống kê có đến hơn 10% người bệnh viêm màng bồ đào sau đó bị hạn chế về tầm nhìn. quá trình viêm ngăn chặn sự tiêu thoát nước do tăng áp lực bên trong mắt có thể dẫn đến bệnh glaucom. ngoài ra còn có rất nhiều biến chứng khác như phù hoàng điểm, bong võng mạc và có thể dẫn đến mù lòa.
Tùy theo mức độ của bệnh và từng cá nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Trong đó có các phương pháp như điều trị bằng nội khoa: Việc quyết định sử dụng Thu*c nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số Thu*c khác nhau có thể được lựa chọn như: Thu*cchống viêm steroid dạng Thu*c uống, nhỏ mắt, tiêm; Thu*c điều trị nhiễm trùng chủ yếu là các loại kháng sinh; Thu*c kháng virus; Thu*c giảm đau nhóm NSAIDs.
Đối vớimột số trườnghợpdiễnbiếnbệnhxấu hơn, đã bị viêm nhiễmnặng hoặc bệnh tái đi tái lại làmảnhhưởngđến thị lực, sử dụngThu*c không có hiệu quả thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Để phòng tránh viêm màng bồ đào, cần ăn uống hợp vệ sinh để tránh nhiễm ấu trùng giun, sán; Không rửa mặt bằng nguồn nước ô nhiễm; Bảo vệ mắt bằng kính khi tiếp xúc với môi trường khói bụi. Đến ngay các cơ sở chuyên khoa về mắt để khám và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu của bệnh.
Chủ đề liên quan:
viêm màng bồ đào