Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Không nhai Thuốc khi uống

Tự nhiên ông Nam thấy mình bị mờ hẳn một bên mắt phải. Bịt mắt trái vào ông hầu như không nhìn thấy gì ở con mắt bên kia.

Tự nhiên ông nam thấy mình bị mờ hẳn một bên mắt phải. bịt mắt trái vào ông hầu như không nhìn thấy gì ở con mắt bên kia. đi khám bác sĩ cho biết ông bị viêm màng bồ đào, rồi kê đơn Thuốc gồm Thuốc tiêm (corticoid) và Thuốc uống (kháng sinh, Thuốc bổ mắt) điều trị cho ông.

Nhà xa, không tiện đến bệnh viện để tiêm hàng ngày, nên ông mang Thuốc ra trạm y tế xã nhờ bác sĩ ở đây tiêm giúp. cũng như mọi sáng, hôm nay ông nam ăn sáng xong nhưng chưa kịp uống Thuốc kháng sinh ở nhà, ông lấy ngay lọ Thuốc tiêm và cả vỉ Thuốc kháng sinh đến trạm để uống luôn thể.

Tiêm xong, ông xin cô trạm trưởng cốc nước, rồi lần trong túi vỉ kháng sinh, bóc ra lấy 1 viên, đưa vào miệng nhai công cốc... rồi chiêu với nước.Thấy vậy, cô trạm trưởng lấy làm ngạc nhiên lắm:

- Ông uống Thuốc gì mà lại nhai ra như thế?

- Thuốc kháng sinh cô ạ. đây cô xem, ngoài Thuốc tiêm ra, bác sĩ ở bệnh viện còn cho tôi uống thêm cả Thuốc kháng sinh nữa. khi uống bất cứ loại Thuốc nào tôi cứ nhai ra cho dễ uống...

Thấy quan niệm của ông Nam về uống Thuốc như vậy nhiều khi sẽ rất nguy hiểm nên cô trạm trưởng giải thích:

- bác ơi, việc uống Thuốc không chỉ cần đủ liều lượng, đúng giờ, đủ ngày là được, mà uống như thế nào cũng rất quan trọng. đối với loại Thuốc viên nén, ngoài viên nén trần, nhiều Thuốc còn được sản xuất có lớp vỏ bọc bên ngoài. vỏ bọc có thể là đường hoặc lớp phim mỏng... các lớp vỏ này cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng hoặc tránh gây kích ứng thực quản khi uống hoặc bảo vệ dược chất khi nó đi qua dạ dày (không cho acid của dạ dày phá hủy vì nó cần dược giải phóng ở khu vực thấp hơn trong ống tiêu hóa như phát huy tác dụng ở ruột non chẳng hạn). vì vậy, việc cắt vụn viên Thuốc (bẻ nhỏ, nghiền nát, nhai Thuốc, tự chia liều...) thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng. việc này có thể dẫn đến quá liều, gây viêm loét (kích ứng) thực quản hoặc Thuốc không mang lại tác dụng như mong muốn… với các lý do như vậy, nên hầu hết các Thuốc viên khi uống cần phải nuốt nguyên viên Thuốc. đối với viên Thuốc kháng sinh của bác đang uống cũng vậy, cần phải nuốt nguyên viên thì mới đảm bảo được tác dụng điều trị bệnh của bác. rồi cô trạm trưởng nhấn mạnh: để uống Thuốc thế nào cho đúng, tốt nhất khi được kê đơn người bệnh nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng Thuốc.

Nghe cô trạm trưởng giải thích kỹ, ông Nam đã hiểu ra, nên từ đó ông đã rút kinh nghiệm, uống Thuốc cả viên với nước.

Bảo Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khong-nhai-thuoc-khi-uong-18530.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY