Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt

Tàu cá Trung Quốc từ nhiều năm nay đã có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thực hiện hành vi đánh bắt hải sản trái phép và một số hoạt động bất thường khác.

Giữa tháng 8.2020, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc tập trung sẵn ở đảo Hải Nam, tràn xuống khu vực Biển Đông, sau khi cái gọi là “Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” (do Trung Quốc tự ban hành thực hiện từ 1.5 - 16.8.2020) hết hiệu lực.

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 1

Tàu gỗ (phải) neo cạnh 1 tàu vỏ sắt treo cờ Trung Quốc, trên vùng biển Trường Sa, tháng 12.2013.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Các tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông chủ yếu là tàu vỏ sắt, lượng giãn nước từ 200 đến 500 tấn, thậm chí lên tới 750 tấn đối với loại tàu cá phục vụ dầu khí và 3.000 tấn như tàu hậu cần nghề cá Quỳnh Tam Á số hiệu F-8168 (do Tập đoàn ngư nghiệp TP.Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc quản lý.

Ngoài số lượng lớn tàu cá vỏ sắt này, còn một số tàu đánh cá vỏ gỗ đóng từ lâu, lượng giãn nước chỉ từ 150 - 200 tấn…

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 2

Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư 00232 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, 10.2019.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Một cán bộ cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, nếu phân loại theo công năng, sẽ có các loại như: Tàu cá phục vụ dầu khí vỏ sắt, đài lái thường sơn màu trắng, mạn boong sơn xanh hoặc xám, lượng giãn nước từ 200 - 750 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ), động cơ từ 200 - 500 mã lực; tàu cá dân binh, vỏ sắt, sơn xanh, đài lái màu trắng, lượng giãn nước từ 400 - 750 tấn, tốc độ từ 12 - 15 hải lý/ giờ (22 - 28km/giờ); tàu cá vỏ sắt, màu xanh, đen, xám… có lượng giãn nước 200 - 300 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ); tàu cá vỏ gỗ, thường sơn màu đen, xám…

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 3

Tàu cá dân binh Trung Quốc tại Trường Sa, tháng 2.2018.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Bùi Thuận Hóa, nguyên trưởng phòng tuyên truyền đặc biệt, Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, thì lại phân loại theo tên - số hiệu tàu gắn với địa phương quản lý con tàu.

“Tàu có chữ đầu là Việt thì thuộc tỉnh Quảng Đông. Chữ Quỳnh của Hải Nam. Chữ Quế của Quảng Tây. Sau đó mới là số hiệu tàu gồm 5 số”, đại tá Hóa nói.

Một số hình ảnh các loại tàu cá Trung Quốc do phóng viên Thanh Niên ghi lại, lưu trữ, tập hợp... từ các chuyến công tác tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1 và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam... trong nhiều năm qua.

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 4

Tàu vỏ sắt đời cũ của Trung Quốc neo tại Trường Sa; tháng 5.2008.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 5

Tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 13588 Trung Quốc đang chuẩn bị hạ xuồng cho ngư dân vào đánh bắt hải sản tại bãi cạn Én Đất (Trường Sa), năm 2014.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 6

Tàu vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 82033, lượng giãn nước 300 tấn tại Trường Sa, năm 2014.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 7

Tàu cá Trung Quốc không rõ số hiệu, cùng loại 300 tấn nhưng sơn màu xám. Hình chụp tại Trường Sa, năm 2014.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 8

Người trên buồng lái tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 16888 dùng ống nhòm quan sát khi tàu Việt Nam cơ động lại gần; Trường Sa, năm 2015.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 9

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 50068 của tỉnh Quảng Tây sơn màu xám giống màu sơn của các tàu hải quân Trung Quốc, chụp tháng 4.2019 trên vùng biển miền Trung.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 10

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 91099 sơn màu xanh, buồng lái trắng đang bị lực lượng chấp phát Việt Nam xua đuổi khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 4.2019.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 8.5.2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5 - 16.8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.

Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 11

Tàu cá vỏ sắt Việt Đài Ngư 12665 tại Trường Sa, tháng 10.2019.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 12

Tàu cá Việt Điện Ngư 42899 tại Trường Sa, tháng 10.2019.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 13

Tàu cá vỏ sắt 750 tấn của Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa, tháng 2.2018.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 14

Tàu cá vỏ sắt Trung Quốc sơn màu đen, buồng lái màu trắng, cao 3 tầng, tại vùng biển Sinh Tồn (Trường Sa), tháng 1.2018.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 15

Tàu cá Quế Khâm Ngư 12665 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 5.2019.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt - ảnh 16

Tàu cá Trung Quốc hạ thủy đầu 2016 và tháng 4.2016 xuất hiện ngoài Trường Sa

Ảnh: Mai Thanh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/thoi-su/nhan-dang-tau-ca-trung-quoc-ky-1-da-phan-la-tau-vo-sat-1269682.html)

Tin cùng nội dung

  • Mới học đến lớp 7, nhưng bà Hoàng Thị Sửu (TP Đồng Hới, Quảng Bình) mạnh dạn mở xưởng đóng tàu công suất đến nghìn mã lực, vươn khơi vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển.
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY