Bệnh thường gặp hôm nay

“Nhận diện” hiện tượng chuột rút

Hiện tượng chuột rút (vọp bẻ) xảy ra khi một cơ nào đó trong cơ thể bị co rút một cách dữ dội, không chủ ý và không chịu lơi ra.

Trong khi chúng ta sử dụng các cơ bắp một cách có kiểm soát và có chủ ý, như khi vận động chân và tay, các cơ bắp luân phiên co và duỗi ra để giúp các chi vận động. tình trạng co cơ bắp không chủ ý này được y học gọi là sự co thắt (spasm) và nếu kéo dài với mức độ dữ dội, khi đó hiện tượng này được gọi là chuột rút hay vọp bẻ (cramps). thông thường hiện tượng chuôt rút kéo dài trong khoảng vài giây.

Nguyên nhân gây chuột rút

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút, trong đó bao gồm việc sử dụng một vài loại Thu*c; cơ thể thiếu hụt một vài loại vitamin như vitamin b1 (thiamine), b5 (axit pantothenic) và b6 (pyridoxine) có thể là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây chuột rút; quá trình tuần hoàn máu tới chân kém, dẫn đến không cung cấp đủ oxy tới các mô ở cơ bắp chân, tình trạng này có thể gây chuột rút khiến cơ bắp đau dữ dội và thường xảy ra khi chạy bộ hoặc luyện tập thể chất.

Hiện tượng chuột rút (vọp bẻ) xảy ra khi một cơ nào đó trong cơ thể bị co rút một cách dữ dội, không chủ ý và không chịu lơi ra (ảnh minh họa)

Triệu chứng khi bị chuột rút

Hiện tượng chuột rút thường gây đau dữ dội. thông thường, người bị chuột rút không thể điều khiển được các cơ bắp nơi bị chuột rút. vài tình huống bị chuột rút nghiêm trọng có thể gây đau đớn và sưng cơ bắp. vào thời điểm bị chuột rút, các cơ bắp vùng bị ảnh hưởng nổi mấu, phồng lên, cứng và rất nhạy cảm.

Cách xử trí

Hầu hết tình trạng bị chuột rút sẽ ngừng lại khi các cơ bắp có thể co duỗi được. đối với nhiều tình huống bị ruột rút ở bàn chân hay cơ bắp cẳng chân, bạn có thể co duỗi bằng cách đứng lên và đi bộ một quãng. đối với trường hợp chuột rút ở cơ bắp đùi, bạn nên đứng cách tường 40cm, tựa vai vào tường, giữ đầu gối và lưng thẳng với gót chân tiếp xúc với sàn nhà trong khoảng 1 phút. việc xoa bóp nhẹ nhàng cơ bắp khi bị chuột rút cũng có thể giúp làm nới lỏng và thư giãn, hoặc bạn có thể sử dụng cao dán hoặc chườm nước nóng để giúp làm dịu cơn đau.

Biện pháp ngăn ngừa

Hiện tượng chuột rút là không thể tránh, nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa. dưới đây là vài phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp ngăn ngừa hiện tượng này:

- ngừa chuột rút trong lúc hoạt động: các chuyên gia khuyến cáo bạn cần phải thực hiện việc co duỗi cơ bắp trước và sau khi luyện tập thể chất hoặc chơi thể thao, nhằm giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút gây ra bởi các hoạt động thể chất với cường độ mạnh. việc uống nước trước, trong và sau khi tham gia các hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa chuột rút, đặc biệt với các hoạt động kéo dài hơn một giờ.

- ngừa chuột rút lúc nghỉ ngơi: để tránh bị chuột rút trong lúc ngủ vào ban đêm hoặc trong lúc nghỉ ngơi, có thể ngăn ngừa bằng việc thường xuyên luyện tập co duỗi cơ bắp ngay trước thời điểm đi ngủ.

Theo Nguyễn Niệm (Phụ Nữ Online)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/suc-khoe/nhan-dien-hien-tuong-chuot-rut-c131a126413.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chuột rút xảy ra khi có thiếu ôxy đến cơ, hoặc thiếu nước và các chất khoáng như natri, kali, canxi.
  • Cháu 15 tuổi, thời gian gần đây, đêm ngủ thấy hay đau nhức bắp chân và còn bị chuột rút rất đau. Bác sĩ có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách phòng tránh .
  • Tăng cân gấp đôi chỉ trong vòng vài tháng, khó chịu, bực bội, nóng bừng trong người… Cô bé Amanda Lewis không hiểu điều gì đang thực sự xảy đến với mình.
  • Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân.
  • Ch?t đuối do nước ngọt thì có tình trạng pha loãng máu. Do áp suất thẩm thấu của nước ngọt thấp hơn máu nên nước qua màng phế nang mao quản khuếch tán vào máu
  • Một trong những điều khiến chúng ta sợ nhất là cảm giác bị nhấn chìm khi đi vào giấc ngủ hoặc khi bạn muốn thức dậy.
  • Con người có thể tỉnh táo khi bị bóng đè, nhưng các cơ vẫn ở trạng thái nghỉ ngơi, khiến chân tay không cử động được.
  • Mỗi lần căng thẳng, khi ngủ anh của em thường rơi vào tình trạng muốn thức dậy nhưng không dậy được. Xin hỏi anh ấy bị gì, làm sao khắc phục?
  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY