Con người có thể tỉnh táo khi bị bóng đè, nhưng các cơ vẫn ở trạng thái nghỉ ngơi, khiến chân tay không cử động được.
Bóng đè là
hiện tượng một người ngủ nhưng cơ thể không cử động chân tay. Khoảng
40% người trên thế giới từng trải qua tình trạng tê liệt trong giấc ngủ, trong đó có những trường
hợp cảm nhận ảo giác như có người xâm nhập vào phòng, lơ lửng phía trên họ.
"Tình trạng tê liệt trong giấc ngủ có thể sinh ra nhiều trải nghiệm đáng sợ. Hiểu
biết rõ về
nguyên nhân gây
bóng đè sẽ đem lại ý nghĩa lớn đối với những người chịu ảnh hưởng từ
nó", Live Science dẫn lời Baland Jalal, nhà thần kinh học của ĐH California, Mỹ,
nói.
Theo giới khoa học, bóng đè xảy ra khi một người tỉnh dậy trong giai đoạn giấc
ngủ. Ở giai đoạn này, chúng ta thường nằm mơ nhưng cơ bắp gần như bị tê liệt. Đây là sự thích nghi
tiến hóa giúp con người kiểm soát bản thân trước những giấc mơ của chính mình.
Những người cảm thấy dường như ai đó ở trong phòng, hoặc đè nặng lên ngực của họ
đều do ảo giác. Một lý giải có thể có là lúc này, ảo giác là cách bộ não tìm cách dọn sạch sự xáo
trộn khi có sự can thiệp vào vùng chứa "bản đồ" thần kinh của cơ thể hoặc chính nó, theo báo cáo
gần đây của Jalal và đồng nghiệp Vilayanur Ramachandran được đăng trên tạp chí Medical
Hypotheses.
Trong lúc người bị bóng đè, thùy đỉnh giám sát các tế bào thần kinh trong
não (nằm ở phần giữa phía trên não) gửi tín hiệu ra lệnh cử động nhưng không gây chuyển động thực
sự ở chân và tay, khiến chúng tê liệt tạm thời. Điều đó làm rối loạn quá trình não xây dựng ý thức
về hình ảnh của cơ thể.
"Sự xuất hiện của kẻ đột nhập trong phòng ngủ là kết quả sau khi bộ não liên
tưởng hình ảnh cơ thể của chính mình thành một nhân vật mờ ảo nào đó", Jalal nói.
Theo Lê Hùng - VnExpress