Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh, hãy lắng nghe cơ thể để kịp thời sửa chữa

Một giấc ngủ ngon, sâu giấc giúp bạn lấy lại năng lượng cho ngày mới. Nhưng nếu khi ngủ bạn thường xuyên gặp những vấn đề này thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó.

Ngáy liên tục

Ngủ ngáy là tình trạng nhiều người vẫn gặp. Đây chưa chắc là một vấn đề gì đáng báo động. Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy của bạn nghe như tiếng khịt mũi, tiếng thở hổn hển và đồng thời bạn thấy buồn ngủ héo hắt vào ban ngày thì có khả năng bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân có thể do đường hô hấp trên bị tắc trong lúc ngủ khiến luồng khí lưu thông bị giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Cũng có thể là do não bộ không gửi các tín hiệu cần thiết để duy trì thở trong lúc ngủ.

Nếu không được kiểm soát, chứng này sẽ dẫn tới cao huyết áp và gây căng thẳng cho tim.

Đau nhức dữ dội

Có khoảng 70% bệnh nhân ung thư trên lâm sàng bị di căn đến xương. Trong đó, những bệnh ung thư dễ di căn xương nhất là ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.

Di căn xương thường xảy ra ở cột sống, xương sườn, bả vai, đĩa đệm. Đa phần bệnh nhân sẽ cảm nhận được các cơn đau rõ rệt và theo từng đợt ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng khi bệnh tiến triển thêm, những cơn đau sẽ trở nên dai dẳng, nhất là về đêm.

Ảnh minh họa

Thức dậy ướt đẫm mồ hôi

Người ướt đẫm mồ hôi khi ngủ có thể là do môi trường xung quanh nơi bạn ngủ. Bạn có thể giảm nhiệt độ phòng xuống, mặc trang phục thoáng mát,…

Tuy nhiên, nếu bạn đã thay đổi mà vẫn không giúp ích gì thì có thể nguyên nhân là do hormone của bạn.

Ở người đang mãn kinh, người có vấn đề với chức năng tuyến giáp thì hay xuất hiện tình trạng mất cân bằng nội tiết gây toát nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Nghiến răng khi ngủ

Theo quan niệm của người xưa thì nghiến răng khi ngủ là do bụng có gin đũa. tuy nhiên, nếu nghiến răng lâu dài có thể là biểu hiện của bệnh ung thư gan.

Khi độc tố trong gan không kịp đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể và khiến gan bốc họa. Cộng thêm với các tác động của khối u khiến khí huyết trong gan lưu thông kém, dễ xảy ra chứng nghiến răng khi ngủ.

Ngoài ra, nghiến răng cũng có thể là do căng thẳng, do dùng thuốc, dùng caffeine và rượu hay đơn giản là do cấu trúc khuôn miệng của bạn.

Bị chuột rút cơ bắp đau tới mức tỉnh ngủ

Nếu khi đang ngủ mà bạn bị chuột rút, bắp chân co thắt thì bạn sẽ cảm thấy đau đớn và tỉnh giấc. Dấu hiệu này nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng thực ra khá vô hại nếu lâu lâu bạn mới bị một lần.

Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên khiến bạn bừng tỉnh giữa đêm thì có thể bạn đang bị mất nước, thiếu máu, thiếu chất điện giải (như canxi, magie) hoặc bị viêm khớp hay một tình trạng về chỉnh hình như bàn chân bẹt.

Còn nếu không có lý do gì mà bạn vẫn tỉnh giấc thường xuyên vào lúc 3-4 giờ sáng thì có thể là gan và phổi đang suy yếu. Đây là thời điểm mà gan và phổi đang tự “sửa chữa” và phục hồi. Trong quá trình đào thải độc tố, nếu phát hiện tế bào ung thư, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu ở phổi và gan sau đó phát ra cảnh báo bằng cách buộc chúng ta phải thức giấc đột ngột giữa đêm.

Theo Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/5-dau-hieu-khi-ngu-canh-bao-nguy-co-mac-benh-hay-lang-nghe-co-the-de-kip-thoi-sua-chua-search/?id=309723

Theo Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-dau-hieu-khi-ngu-canh-bao-nguy-co-mac-benh-hay-lang-nghe-co-the-de-kip-thoi-sua-chua/20220903022357573)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
  • Sốc nhiệt hay say nóng, heat stroke, là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường 40 độ, cùng với những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, vân vân.
  • Chứng chuột rút (vọp bẻ), ai cũng mắc phải. Lúc thường hoặc khi ngủ bỗng thức giấc vì cảm thấy đau buốt ở bắp chân,
  • Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên.
  • Khi mang thai một số thai phụ bị chuột rút, đặc biệt ban đêm. Nguyên nhân do hạ canxi khi mang thai.
  • Chuột rút (vọp bẻ) là một chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thường gặp phải chứng này nhiều hơn cả, nhất là ban đêm.
  • Chuột rút xảy ra khi có thiếu ôxy đến cơ, hoặc thiếu nước và các chất khoáng như natri, kali, canxi.
  • Cháu 15 tuổi, thời gian gần đây, đêm ngủ thấy hay đau nhức bắp chân và còn bị chuột rút rất đau. Bác sĩ có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách phòng tránh .
  • Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân.
  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY