Tâm linh hôm nay

Nhận quả báo đoạ vào địa ngục nếu bạn Ph* thai (1)

Hầu hết các tôn giáo đều ngăn cấm hay không tán thành việc Ph* thai, xem đây là một hành vi phi đạo đức hay một tội ác nghiêm trọng. Ấn Độ giáo xem việc Ph* thai là một trọng tội, giống như việc giết cha, giết mẹ và trộm cắp.

Ph* thai trong quan niệm của tôn giáo

Một vài tôn giáo chấp nhận sự Ph* thai trong trường hợp bào thai là kết quả của hiếp dâm, loạn luân, hoặc để cứu lấy tính mạng của người mẹ. Trong khi đó, phái Phổ độ nhất vị thuyết (Unitarian Universalist Church) thì lại ủng hộ mạnh mẽ việc Ph* thai, xem đây là việc tôn trọng quyền riêng tư và quyền lựa chọn của phụ nữ. Trong khi đó, Ấn Độ giáo xem việc Ph* thai là một trọng tội, giống như việc giết cha, giết mẹ và trộm cắp.

Một số tôn giáo xem việc Ph* thai là đi ngược lại ý muốn và lời răn của Thiên Chúa, bởi vì tất cả mọi đời sống con người là món quà thiêng liêng mà Thiên Chúa ban tặng. Tuy nhiên cũng có tôn giáo xem việc Ph* thai khi thai nhi ở giai đoạn sơ kỳ không phải là một trọng tội hay phi đạo đức. Ví dụ như Do Thái giáo tin rằng linh hồn không hiện diện ở bào thai trong 40 ngày đầu. Trong khi những nhà tư tưởng của Hồi giáo thì cho rằng, sau bốn tháng từ khi thụ thai, một bào thai mới được xem là một linh hồn sống. Và vì vậy trước thời điểm này Ph* thai được cho phép ở trong một số trường hợp, chẳng hạn như bào thai là kết quả của việc hiếp dâm hay việc giữ lại bào thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.

Nhưng cho dù luật pháp cho phép hay không cho phép, và các tôn giáo ngăn cấm hay không thì Ph* thai vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi và cũng tồn tại từ xưa cho đến nay với nhiều hình thức khác nhau.

Trong những tài liệu cổ xưa ở Ấn Độ có đề cập đến vấn đề Ph* thai. Thuật ngữ trong Ấn Độ giáo chỉ cho việc Ph* thai là “garbha batta” mà nó có nghĩa là “giết ch*t bào thai”. Ấn giáo xem việc Ph* thai là một trọng tội, giống như việc giết cha, giết mẹ và trộm cắp. Sử gia Julius J. Lipner viết rằng: “Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng những kinh văn sớm nhất xác chứng rằng bào thai ở trong bụng là đặc biệt đáng được bảo vệ và rằng, sự thực, Ph* thai là một hành động không thể tha thứ được về mặt đạo đức. 

Quan điểm của Phật giáo về Ph* thai

Trong Rig Samhita (mà nó thuộc trong số những kinh điển cổ nhất của người Ấn, có thể trước 1200 tr.TL), thần Vishnu được đề cập như là ‘người bảo vệ trẻ tương lai’. Atharva Veda(cũng cổ xưa như Rig Samhita, một vài phần có thể cổ hơn) thể hiện thái độ tương tự đối với trẻ chưa sinh, với hàm ý thêm rằng Ph* thai được liệt vào trong số những tội ác ghê tởm nhất”.

Trong một số kinh sách của Phật giáo, có những đoạn văn nói về việc Ph* thai. Chẳng hạn như trong Luật tạng, có đề cập đến trường hợp rằng: Có hai người vợ cùng chung chồng, một người thì hiếm muộn trong khi người khác thì dễ dàng mang thai. Khi người vợ có khả năng sinh nở mang thai, người vợ hiếm muộn sinh lòng ganh tỵ vì sợ rằng người kia sẽ chiếm ưu thế khi có con nên đã tìm cách loại bỏ bào thai của bà vợ kia bằng việc sử dụng Thu*c độc. 

Trong chuyện tiền thân (Jataka) Samkicca, số 530, cũng có đề cập đến quả báo mà những người Ph* thai phải thọ nhận là đọa vào địa ngục. Luật tạng cũng có giới liên quan đến việc làm này: “Một vị Tỳ-kheo không được cố ý tước đoạt mạng sống của chúng sanh, ngay cho dù đó chỉ là một con kiến. Một vị Tỳ-kheo nếu cố ý tước đoạt đời sống của một con người, cho dù mức độ là hủy hoại một bào thai (gabbha-pātanaṃ upādāya), vị ấy không còn là một người xuất gia (chân thật), không còn là một Thích tử.

Từ quan điểm Phật giáo, Ph* thai rõ ràng là sai trái bởi vì nó phạm vào những nguyên tắc then chốt của Phật giáo là: không được tước đoạt mạng sống, nguyên tắc không gây hại (ahimsa), và lòng từ bi. Tuy nhiên đối với vấn đề này, không phải giới Phật giáo đều có một cái nhìn thống nhất, xem Ph* thai là sai trái, đặc biệt trong những trường hợp bào thai ấy là kết quả của việc bị lạm dụng T*nh d*c, loạn luân, hiếp dâm, hay việc duy trì bào thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ, hoặc bào thai đang mạng bị dị tật.

Và ở đây cũng có những câu hỏi được đặt ra trong tranh luận giữa những người chống hay ủng hộ việc Ph* thai: Khi nào đời sống bắt đầu mà chúng ta có thể thừa nhận đó là một con người? Đời sống là gì? Và chúng ta có thể cân bằng giữa quyền chọn lựa của người mẹ và quyền sống của đứa trẻ chưa sinh như thế nào?

Thích Nguyên Hiệp

(*) BBT biên tập và sửa lại tiêu đề.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhan-qua-bao-doa-vao-dia-nguc-neu-ban-pha-thai-1-d32587.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY