Sau khi bé bú xong, mẹ nên dành thêm chút thời gian để “vỗ” lưng cho bé, giúp lượng sữa hoàn toàn “yên vị” ở dạ dày mà không có hiện tưởng trào ngược. Lúc này, bạn mới cho bé nằm, vừa an toàn lại vừa khiến bé cảm thấy dễ chịu.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có một tình trạng rất phổ biến, đó là ọc sữa. Tuy nguyên nhân chủ yếu có thể do đường tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nhưng không ít trường hợp lại do những thói quen cho trẻ bú sữa không đúng cách của mẹ.
Bất kể bạn đặt bé nằm xuống để làm việc gì thì thói quen này đều có thể gây khó chịu cho bé sau khi vừa mới bú sữa. Nhiều mẹ sẽ phát hiện mặc dù bé đã nằm được một lúc vẫn bị ọc sữa, thậm chí nếu không được phát hiện sớm càng gây Nɡцγ ʜіểм cho trẻ.
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự lật hay chuyển động cơ thể, một khi đang nằm mà bị ọc sữa có thể gây ngat thở. Vì vậy, sau khi bé bú xong, mẹ nên dành thêm chút thời gian để “vỗ” lưng cho bé, giúp lượng sữa hoàn toàn “yên vị” ở dạ dày mà không có hiện tưởng trào ngược. Lúc này, bạn mới cho bé nằm, vừa an toàn lại vừa khiến bé cảm thấy dễ chịu.
Trẻ sơ sinh còn nhỏ và cơ thể mềm yếu nên việc bế bồng cũng gây không ít khó khăn cho mẹ, nhất là với mẹ trẻ lần đầu có con. Chính vì nguyên nhân này, mẹ rất hay có thói quen nằm cho bé bú mà không biết rằng trẻ rất “sợ” tư thế này.
Do dạ dày của trẻ còn ở trạng thái “nằm” chứ không chuyển hướng “đứng” như người trưởng thành nên rất dễ xảy ra tình trạng “trào ngược”. Do đó, tốt nhất mẹ nên chọn tự thế ngồi và bế cho bé bú. Lúc này, cơ thể bé có một độ nghiêng nhất định, sữa khi vào cơ thể dưới tác động của trọng lực sẽ dễ dàng đi xuống dạ dày, hạn chế ọc sữa ngược.
Nhiều người cứ nghĩ đặt núm vú bình sữa vào miệng bé thì tự nhiên bé sẽ bú no là được. Thực tế, các chuyên gia trên trang Sohu khuyến cáo khi cho bé bú bình cũng cần đúng tư thế. Đầu tiên, mẹ nên đặt ngược bình để sữa xuống đầy phần núm vú, sau đó mới nhẹ nhàng đưa vào miệng cho bé bú. Đồng thời bạn cần giữ phần đáy bình hơi cao hơn so với phần núm vú để tránh trẻ “nút” luôn cả không khí vào, dễ gây ọc sữa và ảnh hưởng tiêu hóa.
Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm thực sự không biết nên thay tã lúc nào là thích hợp, thường thì khi vừa thấy trẻ khóc đã vội cho bé bú mà không kiểm tra xem nguyên nhân thật sự là gì. Không ít lần vừa bế trẻ lên bú chưa được bao lâu thì mẹ phát hiện tã ướt cần thay. Thế là lại vội đặt bé xuống, thay tã, rồi lại tiếp tục cho bé bú.
Hành động bế lên – đặt xuống này của mẹ không những khiến bé bị phân tâm, ảnh hưởng quá trình “hưởng thụ” dòng sữa ngọt lành mà còn làm các cơ quan bên trong cơ thể bé bị “động” liên tục, dễ gây tình trạng ọc sữa trong và sau khi bú. Khi bé khóc, tốt nhất mẹ nên xem có cần thay tã hay không rồi mới nghĩ đến chuyện cho bé bú.
Chú ý: Ngoài 4 thói quen cần thận trọng nêu trên thì trong quá trình cho bé bú, mẹ cũng cần tránh các hành động sau đây:
Không chọc bé cười khi bú: Mẹ hoặc người thân xung quanh thường thích chọc bé cười, nhưng nếu lúc này bé đang bú sữa sẽ rất Nɡцγ ʜіểм vì dễ gây sặc sữa, thậm chí bé có thể mắc viêm Pʜổі do lượng sữa chảy vào.
Không cho bé bú sau khi mẹ vừa vận động: Sau khi hoạt động thể chất, cơ thể mẹ sẽ sinh ra một loại vật chất là axit lactic, chất này khiến cho sữa bị thay đổi mùi vị làm trẻ trở nên không thích bú. Tốt nhất mẹ nên nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng rồi mới cho con bú.
Không cho bé bú khi mẹ tức giận: Cảm xúc tiê.u cự.c như g.iận dữ, lo lắng đều ảnh hưởng hệ thống nội tiết, khiến hệ thống thần kinh giao cảm hưng phấn, sản sinh ra độc tố. Lúc này nếu mẹ cho con bú sẽ gián tiếp làm giảm khả năng miễn dịch lẫn chức năng tiêu hóa của bé.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ cách chăm sóc chăm sóc chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sơ sinh sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới