Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Nhanh chóng khai thác “kinh tế ban đêm” trên quy mô toàn quốc

Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế

Các thủ tục về bảo lãnh vay phải đơn giản hơn

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Nguyễn Văn Thân, thời gian qua, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách như Chỉ thị 11, Nghị quyết 42 và Quyết định 15; từ đó làm cơ sở ra đời nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ (hiện nay đã giải ngân trên 20.000 tỷ), gói hỗ trợ tài khóa 180.000 tỷ (tính đến ngày 20/4 đã tiếp nhận hơn 24.200 hồ sơ đề nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất), gói hỗ trợ giá điện 12.000 tỷ và gói hỗ trợ viễn thông 15.000 tỷ…

Đặc biệt đối với riêng ngành Ngân hàng, toàn hệ thống đã nhất quán chủ trương “thắt lưng buộc bụng” để hạ lãi suất, cơ cấu lại nhóm nợ, gia hạn thời gian trả nợ, thậm chí hoãn phân chia lợi tức để hỗ trợ doanh nghiệp với tổng trị giá lên đến 600.000 tỷ đồng.

Cho đến nay, ngành ngân hàng đã cấp mới cho hơn 354.000 khách hàng với tổng trị giá khoảng 165.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn để chi trả tiền lương cho công nhân và phục hồi sản xuất, kinh doanh vẫn còn lớn.

Chú trọng khai thác "kinh tế ban đêm"

Theo ông Nguyễn Văn Thân, hiện toàn quốc có 28 Quỹ bảo lãnh tín dụng trực thuộc cáctỉnh, thành phố với tổng nguồn vốn là hơn 1.450 tỷ đồng. Đây là số tiền quá nhỏ so với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ đại dịchCovid-19. Do vậy, việc cải tổ các Quỹ Bảo lãnh tín dụng là vô cùng cấp thiết. Chính phủ cần phải xem xét làm sao để có nhiều nguồn lực về tài chính; các thủ tục về bảo lãnh vay phải đơn giản hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm tháo gỡ những khó khăn trên để khẩn trương giải ngân số vốn đầu tư công 700.000 tỷ đồng, nhằm vừa sớm hoàn thành mục tiêu đề ra, vừa tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp và người lao động.

Các dự án nên có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tăng tính hiệu quả và linh hoạt trong quá trình triển khai dự án.

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng dựa trên lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cũng như các hiệp định mà Quốc hội sắp thông qua như Hiệp định EVFTA và EVIPA, Chính phủ cần tập trung khai thác thị trường nội địa trên tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các dịch vụ liên quan tới du lịch, giải trí, ăn uống cần được chú trọng mở rộng vào ban đêm. Cần nhanh chóng khai thác “kinh tế ban đêm” trên quy mô toàn quốc.

Nhất là Chính phủ cần cân nhắc việc giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là: giãn thuế VAT đến hết năm 2020; miễn trừ thuế TNDN cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; và toàn bộ thuế môn bài cho các hộ kinh doanh đến hết năm 2020.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thu hút nguồn lực “nhàn rỗi ngắn hạn và dài hạn” trong dân và doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ nên thông qua hình thức phát hành trái phiếu nhiều hơn nữa liên quan tới các dự án đầu tư công để huy động ngoại tệ và các tài sản quý như vàng bạc, đá quý.

Đồng thời sớm ban hành cơ chế thí điểm có giám sát (sandbox) cho các hoạt động fintech, trong đó có hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending).

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn cầu, các tổng công ty, tập đoàn lớn của các nước như Mỹ, Nhật Bản,Châu Âu và Hàn Quốc đang có xu hướng dịch chuyển “nóng” qua các quốc gia khác (thậm chí có sự hỗ trợ của Chính phủ nước họ).

Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh, nền chính trị vững vàng, trật tự an toàn xã hội ổn định và có tỷ lệ dân số “vàng” đầy hấp dẫn. Do đó, Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp hữu hiệu, vượt trội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

Gia Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/nhanh-chong-khai-thac-kinh-te-ban-dem-tren-quy-mo-toan-quoc-post78753.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY