BS Trần Minh Quang - Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, theo nhiều nghiên cứu, người nghiện Thuốc lá được chia làm 3 thể.
Thể thứ nhất là người nghiện Thuốc lá về hành vi. Người hút Thuốc có thói quen cầm điếu Thuốc lá trong khi giao tiếp với người khác. Ở thể này, người hút Thuốc lá nếu ý thức được tác hại của Thuốc lá và quyết tâm cai nghiện sẽ dễ dàng cai nghiện thành công.
Thể thứ hai là người hút Thuốc lá nghiện về nhận thức. Cụ thể, người hút Thuốc khi hút Thuốc lá có cảm giác sành điệu, thời thượng, là tâm điểm khiến người khác chú ý. Những người hút Thuốc ở thể này chưa phụ thuộc hoàn toàn vào Thuốc lá. Cũng như những người ở thể thứ nhất những người ở thể nghiện Thuốc lá thứ hai có thể dễ dàng cai được Thuốc lá.
Thể thứ 3 là người nghiện Thuốc lá thực thể. Theo đó, người hút Thuốc lá bị phụ thuộc hoàn toàn vào chất nicotine của Thuốc lá. Nicotine gây ảnh hưởng đến tâm thần kinh của người hút Thuốc. Khi bỏ Thuốc lá đột ngột sẽ gây phát sinh ra triệu chứng khiến người bệnh khó chịu.
Nhĩ châm tác động vào các huyệt đạo ở vùng loa tai hỗ trợ người bệnh vượt qua các hội chứng sau khi bỏ Thuốc lá đột ngột
Khác với 2 thể trên, ở thể thứ 3 được coi là bệnh lý, những người hút Thuốc lá nếu muốn cai nghiện Thuốc lá phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đây là một quá trình gặp nhiều khó khăn.
“Cai Thuốc lá là một nhu cầu của người hút Thuốc. Trước hết, người hút Thuốc lá cần nhận biết được tác hại của Thuốc lá và quyết tâm cai nghiện. Riêng đối với nhóm người nghiện Thuốc lá ở thể thực thể, do đã phụ thuộc vào chất nicotine - là một chất gây nghiện có trong Thuốc lá, khi bỏ Thuốc lá đột ngột sẽ gây các cảm giác bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, tăng cân. Lúc này người cai nghiện cần đến sự can thiệp của y tế. Nhiều người được can thiệp bằng nhĩ châm, hỗ trợ cai nghiện Thuốc lá thành công”, bác sĩ Quang chia sẻ.
Nhĩ châm là phương pháp đã có từ lâu đời. Theo đó, trên loa tai có nhiều huyệt đạo, mỗi vùng của loa tai tương ướng một bộ phận của con người. Bác sĩ sử dụng kim nhĩ hoàn để châm cứu vào các huyệt đạo trên loa tai của người bệnh. Hiệu quả của châm cứu tại các huyệt đạo loa tai có tác dụng giúp cho bệnh nhân vượt qua các hội chứng sau khi bỏ chất nicotine đột ngột, giảm bứt rứt khó chịu, giảm cảm giác thèm Thuốc, giảm mất ngủ, kiểm soát được cân nặng, giúp bệnh nhân tăng quyết tâm và cai nghiện Thuốc lá dễ dàng hơn.
bác sĩ trần minh quang đang thực hiện nhĩ châm cho người bệnh cho người bệnh
Đối với nhĩ châm bằng kim nhĩ hoàn người bệnh cần đến cơ sở châm cứu để được châm cứu mỗi ngày trong liệu trình. hiện nay, kim nhĩ hoàn được thay thế bằng miếng dán được dán trên loa tai, lưu kim từ 2-3 ngày, giúp giảm thời gian người bệnh đến cơ sở châm cứu. tại nhà, người bệnh có thể tự day, ấn vào vị trí miếng dán, các đầu kim sẽ kích thích vào các huyệt đạo, hiệu quả điều trị các triệu chứng được duy trì. người bệnh được hỗ trợ điều trị từ 3-5 liệu trình (1 liệu trình là 1 lần thay kim).
Kết quả nghiên cứu của bác sĩ trần minh quang cùng các cộng sự được thực hiện tại viện y dược học dân tộc tp.hcm. sau 5 lần nhĩ châm số điếu Thuốc trung bình ở những người nghiện hút Thuốc lá giảm được khoảng 16 điếu. tỷ lệ đáp ứng tốt và khá khoảng 57%; 36% người bệnh đáp ứng ở mức độ trung bình, giảm số lượng điếu Thuốc.
Theo bác sĩ trần minh quang, để tăng khả năng cai nghiện Thuốc lá thành công cho người bệnh, dựa trên thể trạng riêng của từng người bệnh, bên cạnh nhĩ châm bác sĩ cần kết hợp thêm các yếu tố khác. “sau khi cai nghiện Thuốc lá, người bệnh có triệu chứng thèm Thuốc. khi châm cứu một số bệnh nhân có cảm giác đắng miệng, bác sĩ cần trò chuyện giải thích rõ cho người bệnh để nắm bắt tâm lý, củng cố tâm lý giúp người bệnh vượt qua lo lắng tiếp tục liệu trình. hơn 70% người hút Thuốc lá có biểu hiện tăng cân, nguyên nhân là khi bỏ Thuốc có cảm giác thèm ăn. người bệnh ăn khuya, không tập luyện. các bác sĩ phải giải thích cho người bệnh về việc cần kiểm soát chế độ ăn, tập luyện, kiểm soát tăng cân, tăng hiệu quả điều trị. bên cạnh đó, trong quá trình cai nghiện Thuốc lá và sau khi cai nghiện, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những môi trường có người hút Thuốc lá để tránh tái nghiện”.
Theo who, người nghiện Thuốc lá trước hết là do nghiện nicotin. nicotin chính là chất gây nghiện, nó gây cho người quen sử dụng nó dài ngày sự lệ thuộc bắt buộc phải dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu. người nghiện Thuốc lá không chỉ nghiện nicotin mà còn nghiện cung cách hút Thuốc, tức cách rít hơi Thuốc lá, nhả khói, tay kẹp điếu Thuốc (sành điệu). do đó về lý thuyết phương pháp nhĩ châm cũng có hiệu quả đối với trường hợp người nghiện Thuốc lá điện tử.