Theo "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19" mới nhất của Bộ Y tế, người dân có thể tập thở nhằm tăng thông khí phổi, giúp phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng khi nhiễm Covid-19, việc hít thở sâu có thể khiến cho vi khuẩn càng đi sâu hơn vào bên trong phổi, lan rộng trong hệ hô hấp khiến bệnh tình thêm nặng nề.
Giải đáp băn khoăn này của người dân, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định: Việc tập thở không khiến virus vào sâu trong phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Như chúng ta đã biết virus bám vào niêm mạc đường hô hấp tự nó đã nhân lên. Thực tế, tập thể giúp nâng cao khả năng trao đổi khí trong phổi.
PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh (phải) giải đáp thắc mắc của người dân trong buổi livestream "Hướng dẫn F0 tự quản lý, điều trị tại nhà"
Nói một cách dễ hiểu, "việc hít thở thông thường chỉ đạt được hiệu quả thông khí phổi khoảng 50%. Nhưng khi chúng ta hít thở sâu, chậm sẽ làm cho dung tích hô hấp của lồng ngực tăng lên, giúp hít được nhiều khí trời vào trong phổi của chúng ta hơn và được giữ lâu hơn, trao đổi được nhiều hơn. Từ đó, nó giúp độ bão hòa oxy trong máu tốt lên.
Có những người còn cần phải tập ho, chẳng hạn như người bị ho kích ứng hoặc có đờm mà không khạc ra được... thì bằng cách tập thở, tập ho như vậy, thông khí phổi tốt hơn sẽ làm cho virus ra khỏi cơ thể nhanh hơn, chóng khỏi bệnh hơn'', PGS.TS. Thanh chia sẻ.
Dưới đây là một số cách tập thở được Sở Y tế Hà Nội đưa ra cho người dân:
Ảnh: Sở Y tế Hà Nội