Kinh tế xã hội hôm nay

Nhiều ĐBQH bày tỏ không đồng tình trước việc tách 2 Luật Giao thông đường bộ

MangYTe - Trước Nghị trường Quốc hội, nhiều ĐBQH đã bày tỏ ý kiến không nên tách Luật Giao thông đường bộ làm 2 luật gồm: Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Quản lý xe đưa đón học sinh là vấn đề đặc biệt quan trọng"

Ngày 16/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật giao thông đường bộ (sửa đổi). phát biểu tại nghị trường, bên cạnh có ý kiến đồng thuận, thì nhiều đại biểu đbqh đã bày tỏ sự không đồng thuận với việc tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật: luật giao thông đường bộ sửa đổi và luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đbqh bùi thị thủy (đoàn thanh hóa) nhấn mạnh, về phạm vi điều chỉnh theo quy định tại điều 1 dự thảo luật, một trong những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này là phương tiện giao thông đường bộ. trong khi đó, tại điều 1 của dự thảo luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì một trong những đối tượng điều chỉnh là phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Nhiều ĐBQH bày tỏ không đồng tình trước việc tách 2 Luật Giao thông đường bộ - Ảnh 2.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, phát biểu tại phiên thảo luận.

Cần làm rõ sự khác biệt giữa 2 đối tượng này cũng như làm rõ sự khác biệt trong phạm vi điều chỉnh của 2 dự thảo luật. vì có nhiều ý kiến cho rằng phương tiện tham gia giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường bộ là như nhau, tức cùng là một đối tượng. và việc quy định như trên sẽ dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau về phạm vi điều chỉnh giữa 2 dự thảo luật.

Đại biểu bùi văn xuyền (đoàn thái bình) nhận định, luật giao thông đường bộ có phạm vi điều chỉnh: một là, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hai là, phương tiện giao thông đường bộ; ba là, người tham gia giao thông thứ tư là, quy tắc về giao thông đường bộ. bốn thành tố này thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau và để hướng đến một mục đích là đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

"nếu tách luật giao thông đường bộ thành 2 luật thì một số hệ quả đặt ra, thứ nhất là luật giao thông đường bộ không còn đầy đủ, đúng nghĩa là giao thông đường bộ nữa, có nhất thiết phải giao cho bộ giao thông quản lý nữa hay không. hay vì yếu tố bảo đảm trật tự, an toàn giao thông không còn, mà nó chỉ là những công trình xây dựng giao thông đơn thuần. hai là, tên gọi luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cũng chưa hoàn toàn chính xác, vì bản chất của mục đích bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nó chỉ là mục đích chứ nó không phải là đối tượng điều chỉnh của luật an toàn giao thông", đại biểu bùi văn xuyền nêu ý kiến.

Nhiều ĐBQH bày tỏ không đồng tình trước việc tách 2 Luật Giao thông đường bộ - Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu phạm văn hòa (đoàn đồng tháp), cũng nhấn mạnh: "việc tách nội dung đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra khỏi dự án luật là chưa mang tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất, cũng như chuyển thẩm quyền quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ bộ giao thông vận tải sang bộ công an là chưa phù hợp với nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. tôi hình dung giống như là "lánh nặng, tìm nhẹ".

Còn đbqh nguyễn văn sơn (đoàn hà tĩnh) đồng tình với các ý kiến trước và cho rằng, khi nghiên cứu luật giao thông đường bộ và luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu không tách để sửa đổi, hoàn thiện luật giao thông đường bộ thì sẽ có một luật vừa phù hợp thực tiễn, vừa phù hợp chủ trương và phải nói rằng cả những vấn đề về lý luận cũng như tổ chức kiểm soát, giám sát về giao thông đường bộ một cách chặt chẽ.

Bên cạnh những ý kiến không nên tách thành 2 luật giao thông đường bộ sửa đổi và luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thì đbqh nguyễn tiến sinh (đoàn hòa bình) lại nêu ý kiến, việc tách luật giao thông đường bộ và xây dựng luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, sau khi nghiên cứu hồ sơ các dự án luật cho thấy, nội dung này đã được chính phủ thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng và đặc biệt, sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của hội đồng thẩm định của bộ tư pháp thì thủ tướng chính phủ đã có ý kiến đồng ý.

"Vì vậy, tôi ủng hộ sự lựa chọn của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ, vì tôi thấy, việc này có lợi cho nhân dân và cho đất nước", Đại biểu đoàn Nguyễn Tiến Sinh nêu ý kiến.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Quản lý xe đưa đón học sinh là vấn đề đặc biệt quan trọng"
  • T*i n*n giao thông kinh hoàng, 3 người Tu vong tại chỗ
  • Nam thanh niên bị đánh đến mức tháo chạy sau mâu thuẫn giao thông, bạn gái ở lại bị tát và chửi bới giữa đường

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nhieu-dbqh-bay-to-khong-dong-tinh-truoc-viec-tach-2-luat-giao-thong-duong-bo-20201116141312922.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY