Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nhiều tác dụng phụ và tương tác Thuốc

Nhóm Thuốc chống viêm mạnh không steroid (NSAID) gồm diclofenac, ketoprofen, naproxen, tenoxicam, piroxicam...
Nhóm Thuốc chống viêm mạnh không steroid (NSAID) gồm diclofenac, ketoprofen, naproxen, tenoxicam, piroxicam... nhưng hiện tại được dùng nhiều nhất là meloxicam, dẫn xuất của oxicam thuộc nhóm axit enolic.

tác dụng

Meloxicam là một Thuốc có tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt (đặc tính chung của các Thuốc thuộc nhóm NSAID). Cơ chế tác dụng của meloxicam liên quan đến ức chế tổng hợp prostaglandin (cyclooxygenase), đặc biệt ức chế chọn lọc trên cyclooxygenase 2 (COX-2). Meloxicam được hấp thu tốt qua đường uống. Thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... để giảm viêm và giảm đau. Trên thị trường Thuốc hiện nay có nhiều tên biệt dược như melonac, mobic, m-cam... Đây là Thuốc được kê đơn khá nhiều vì tính kháng viêm, giảm đau mạnh và khá an toàn trên đường tiêu hóa (nhờ ức chế chọn lọc COX-2). Trong các cơ sở y tế, để giảm đau nhanh người ta có thể sử dụng dạng meloxicam tiêm để điều trị các triệu chứng ngắn hạn trong các cơn viêm đau cấp tính. Ngoài ra, meloxicam còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. tác dụng hạ sốt của Thuốc cũng kém nên Thuốc thường được dùng để chống viêm và giảm đau. Meloxicam tan ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc cũng xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh.

Meloxicam thường được bào chế ở dạng viên hoặc ống tiêm. Không được dùng Thuốc meloxicam cho bệnh nhân bị hen, polip mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng axit acetylsalicylic hoặc các Thuốc chống viêm không steroid khác, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các Thuốc NSAID, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Mặc dù các dạng bào chế hiện nay được coi là khá an toàn với đường tiêu hóa, song không được dùng Thuốc quá liều quy định, không được phối hợp cùng lúc hai loại Thuốc cùng nhóm NSAID. Uống meloxicam sau ăn no, để tránh nguy cơ bị các phản ứng có hại trên đường tiêu hóa. Một vài phản ứng phụ có thể gặp khi dùng meloxicam như: buồn nôn, khó tiêu, táo bón, đầy hơi... cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để xử trí.

So với các Thuốc cùng nhóm như diclofenac, ketoprofen, naproxen..., thì dùng meloxicam được coi là có hiệu quả và kinh tế hơn do rút ngắn thời gian phát huy tác dụng và cải thiện dung nạp trên đường tiêu hóa. Song cũng như các Thuốc kháng viêm không steroid khác, cần thận trọng khi dùng Thuốc ở những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa trên hoặc đang điều trị bằng Thuốc chống đông máu. Phải ngưng dùng meloxicam ngay nếu bệnh nhân xuất hiện loét đường tiêu hóa hay xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân có các biểu hiện bất lợi ở da, niêm mạc và cần xem xét đến việc ngưng dùng Thuốc.

Các vỉ Thuốc meloxicam thường có màu sẫm để bảo quản vì chất lượng Thuốc dễ bị ảnh hưởng của ánh sáng. Nên bảo quản Thuốc ở chỗ ít ánh sáng và khô ráo.

Meloxicam phải được dùng theo chỉ dẫn của thầy Thuốc và chỉ được bán theo đơn của bác sĩ. Trong cộng đồng hiện nay đã xuất hiện sự lạm dụng Thuốc này như là một Thuốc giảm đau thông thường. Nhiều người còn tự ý sử dụng Thuốc này để điều trị một số chứng đau khác như đau bụng, đau đầu là không đúng và tăng nguy cơ bị các phản ứng có hại của Thuốc. Khi sử dụng cho người già trên 60 tuổi phải hết sức thận trọng vì đây là Thuốc có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và chức năng gan, thận.

Bệnh nhân dùng meloxicam cùng với Thuốc lợi tiểu cần bù nước đầy đủ và theo dõi chức năng thận trước khi điều trị. Điều trị bằng Thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do Thuốc ức chế tổng hợp prostanglandin gây giãn mạch nên cần thận trọng khi dùng cùng với Thuốc điều trị tăng huyết áp như Thuốc chẹn beta, Thuốc giãn mạch, lợi tiểu, ức chế men chuyển.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhieu-tac-dung-phu-va-tuong-tac-thuoc-13648.html)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp là bệnh chủ yếu ở người trưởng thành. Theo thống kê, có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 và 85% số người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Phụ nữ bị thoái hóa khớp nhiều hơn nam giới (khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ).
  • Bệnh thoái hóa khớp rất thường gặp ở NCT. Đây là hiện tượng già của sụn khớp cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, tăng dần theo thời gian. Từ tuổi 70 trở đi hầu như mọi người đều có dấu hiệu thoái hóa khớp.
  • Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi (NCT) tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
  • Thoái hoá khớp là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng.
  • Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi.
  • Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định...
  • Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng,
  • Thói quen lười vận động là nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở dân văn phòng.
  • Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi ngoài 40. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.