Khoa học hôm nay

Nhìn lại Motorola Droid: câu chuyện về sự cạnh tranh giữa các “bạn cũ - Motorola vs. Apple, Verizon vs. ATT

“Droid Does”, “iDont - cuộc khẩu chiến giữa những người bạn cũ đã bắt đầu với Motorola Droid.

Đây là câu chuyện về sự cạnh tranh giữa các “bạn cũ" - Motorola vs. Apple, Verizon vs. AT&T. Chiếc điện thoại iTunes đầu tiên không đến từ Apple mà chính là Motorola với Moto ROKR, Steve Jobs hầu như không thể che giấu sự khinh miệt của mình đối với chiếc máy này khi mang nó trình diễn trên sân khấu.

Steve Jobs giới thiệu iTunes Phone

Liên minh này đã bị giải thể nhanh chóng khi Apple tạo ra điện thoại của riêng họ. Một chiếc điện thoại họ sẽ bán độc quyền thông qua AT & T. Nhà mạng này có rất nhiều khách hàng mới vì là nơi duy nhất bạn có thể mua iPhone.

Khách hàng của Verizon không thể sở hữu iPhone mãi cho đến đời iPhone 4, iPhone 4 là chiếc iPhone đầu tiên hỗ trợ mạng CDMA.

Verizon cần điện thoại hấp dẫn của riêng mình để có thể thu hút khách hàng ký hợp đồng mới - trên thực tế, họ đã có hẳn một dòng điện thoại với tên gọi “Droid” mà họ mua lại bản quyền từ Lucasfilm.

Chúng ta sẽ tập trung vào một model cụ thể, Motorola Droid (còn có tên gọi khác là Milestone ở thị trường quốc tế). Năm 2007, iPhone đạt mốc 1 triệu chiếc được bán sau 74 ngày. Trong năm 2009, Droid bán được 1,05 triệu chiếc trong 74 ngày - chỉ hơn một chút so với điện thoại Apple, tuy nhiên đó vẫn là một chiến thắng.

Verizon đã phát động một chiến dịch tấn công mạnh mẽ mang tên “Droid Does”, trong đó có một danh sách các hạn chế của iPhone và iOS với tên gọi “iDon't", trong đó “i" vừa ám chỉ iPhone vừa có thể được dịch là “tôi", cho thấy đây là một chiến dịch khẩu chiến khá sáng tạo từ Verizon.

“iDon’t have a real keyboard” (Tôi - iPhone không có một bàn phím thật sự), “iDon’t run simultaneous apps” (Tôi - iPhone không thể chạy ứng dụng cùng lúc), “iDon’t take night shots” (Tôi- iPhone không thể chụp ảnh đêm), “iDon’t customize” (Tôi - iPhone không thể tuỳ biến), “iDon’t run widgets” (Tôi - iPhone không thể chạy widget), “iDon’t have interchangeable batteries” (Tôi - iPhone không có pin rời) .

Trong khi đó, Droid có mọi thứ trên. Bàn phím QWERTY vật lý trượt, có D-pad, cung cấp phản hồi xúc giác tuyệt vời và cho phép gõ nhanh. Việc thiếu phím số là một vấn đề, nhưng chỉ là một vấn đề nhỏ.

Có một bàn phím ảo tích hợp trên màn hình 3.7 inch, dành cho nhập văn nhanh, nếu nhập văn bản dài hơn bạn nên dùng đến bàn phím vật lý. Thật đáng tiếc khi điện máy đã không đi kèm với trình chỉnh sửa tài liệu Office, chỉ thể xem, nhưng bạn có thể mua ứng dụng nếu cần.

Nói về màn hình 3.7 inch, độ phân giải 480 x 854px nghĩa là nó lớn hơn và sắc nét hơn nhiều so với màn hình 3.5 inch 320 x 480px trên iPhone 3GS mà Apple cùng năm 2009. Và màn hình của máy có tỷ lệ 16:9, vốn được coi là tỷ lệ khung hình được lựa chọn cho giải trí đa phương tiện.

Tuy nhiên, có một thứ mà “iDo” nhưng “Droid Didn't" - cảm ứng đa điểm. Đó là một vấn đề liên quan đến bằng sáng chế. Điều đó cuối cùng đã được xóa bỏ và bản cập nhật Android 2.1 Eclair cho phép dùng 2 ngón tay để zoom trong Trình duyệt, Thư viện và Google Maps.

Còn máy ảnh thì sao? Máy có camera 5MP ở mặt sau, độ phân giải này cao hơn iPhone (3.15MP) và có đèn flash LED, thứ mà Apple đã bỏ qua. Camera này có khả năng quay video 720 x 480px ở tốc độ 30 khung hình / giây, không phải 16: 9, nhưng vẫn rộng hơn video iPhone là 640x 480px.

Một số ảnh chụp từ camera của Droid:

Motorola Droid còn có pin rời, dung lượng 1.400mAh, và nó có một khe cắm microSD, thứ mà Apple không bao giờ cho phép trên các thiết bị di động của mình.

Và vâng, Android đã hỗ trợ các widget ngay từ đầu và cho phép một chút tùy chỉnh. Motorola Droid chạy Android thuần túy (Verizon cũng có quan hệ đối tác với Google), tuy nhiên, Milestone, phiên bản quốc tế, lại chạy giao diện MotoBLUR tùy chỉnh.

Giao diện của Motorola Droid

Mặc dù có khả năng đa nhiệm, Motorola Droid không hẳn là một thiết bị mạnh mẽ- thực tế, về thông số kỹ thuật, nó thậm chí còn kém một chút với iPhone. Cả hai đều sử dụng CPU lõi đơn Cortex-A8, Moto chạy ở mức 550 MHz, điện thoại của Apple ở mức 600 MHz. Cả hai đều có đồ họa PowerVR, SGX530 cho Moto, SGX535 cho iPhone. Và cả hai đều có RAM 256 MB.

Chính giới hạn nền tảng của iOS đã khiến iPhone không thể đa nhiệm, chứ không phải phần cứng. Mọi thứ đã thay đổi sau năm 2010.

iPhone 4 là iPhone đầu tiên có model hỗ trợ CDMA - nhưng tận vào tháng 2 năm 2011 nó mới ra mắt, dù phiên bản GSM đã ra mắt vào tháng 6 năm 2010. iOS 4, phát hành năm 2010, hỗ trợ đa nhiệm giới hạn, một tính năng mà đã sau này được chuyển sang 3GS.

Motorola là hãng tạo ra nhiều điện thoại Droid nhất, HTC đóng góp một số và Samsung chỉ một. Một lần nữa, toàn bộ hoạt động kinh doanh của Droid là giấy phép của Verizon, nhưng sau khi nhà mạng này có iPhone để bán, họ đã loại bỏ chiến dịch marketing “i'Don’t”.

Thương hiệu Droid không biến mất ngay lập tức sau khi iPhone CDMA tung ra thị trường, trên thực tế, Droid 2 và Droid X đã giúp Motorola đạt được lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, thành công ngắn này không đủ để giúp Motorola tiếp tục phát triển, và vào tháng 8 năm 2011, Google đã thông báo rằng họ sẽ mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD.

Tham khảo: GSMArena

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhin-lai-motorola-droid-cau-chuyen-ve-su-canh-tranh-giua-cac-ban-cu-motorola-vs-apple-verizon-vs-att-20200510092759669.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY