Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Những ai có thể bị tăng cholesterol máu?

Đó là 1 trong 10 câu hỏi thường gặp nhất về hiện tượng tăng cholesterol máu. Cholesterol giúp cơ thể sản sinh các hormone, axit mật và vitamin D. Nó di chuyển theo máu đi tới tất cả bộ phận của cơ thể. Cholesterol đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng nếu có lượng cholesterol tăng cao lại không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Muốn biết bạn có bị tăng cholesterol máu hay không, bạn chỉ đơn giản là làm xét nghiệm máu, các thông số sẽ cho bạn biết kết quả. Bạn có thể được chẩn đoán là tiền tăng hoặc tăng cholesterol máu nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy:

- Tổng cholesterol cao hơn 200 mg/dl

- Cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) cao hơn 100mg/dl

- Nồng độ triglycerid trên 150mg/dl

- Cholesterol HDL (Cholesterol  “tốt”) thấp hơn 60mg/dl

Nhưng những con số này thực sự có ý nghĩa gì đối với sức khỏe của bạn. Tuy tăng cholesterol máu không phải là điều bạn sẽ nhận thấy hàng ngày, nhưng bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bạn muốn biết nhiều hơn? Dưới đây là câu trả lời cho 10 câu hỏi thường gặp về tăng cholesterol máu.

Ảnh minh họa: Internet
Những ai có thể bị tăng cholesterol?

Tăng cholesterol máu có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai ở mọi độ tuổi. Người trưởng thành thường hay bị tăng cholesterol máu nhưng ngay cả trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng nếu trong gia đình có người bị tăng cholesterol máu (theo di truyền).

Tăng cholesterol có tác động gì đến cơ thể?

Tăng cholesterol máu có thể dẫn đến xơ cứng và hẹp động mạch, cũng như làm giảm hoặc chặn dòng máu đi qua các động mạch do sự tích tụ mảng xơ vữa – một sự kết hợp giữa cholesterol, chất béo, chất thải của tế bào, canxi và fibirin (tạo cục máu đông). Điều đó giải thích tại sao tăng cholesterol máu lại là vấn đề cần quan tâm. Thiếu máu đến não hoặc tim có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim.

Tăng cholesterol máu có phải là do di truyền?

Có thể. Khoảng 1 trong 200 người có tăng cholesterol máu là do di truyền (tăng cholesterol máu gia đình). Tuy nhiên khoảng 90% trong số đó không biết điều này. Sàng lọc tăng cholesterol máu là cách duy nhất để biết được bạn có bị tăng cholesterol máu di truyền hay không. Do đó tất cả trẻ em nên được kiểm tra cholesterol máu 1 lần trong khoảng 9 đến 11 tuổi. Nếu mức LDL của bạn trên 100mg/dl thì được coi là cao, nhưng nếu nó cao hơn 190mg/dl bạn có thể bị tăng cholesterol máu di truyền. Nếu cha mẹ bị tăng cholesterol máu di truyền, bạn có nguy cơ bị tăng cholesterol máu lên đến 50%.

Tìm ra và điều trị tình trạng này là rất quan trọng bởi vì nếu bị tăng cholesterol máu di truyền có nghĩa là bạn có nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 20 lần so với những người không tăng cholesterol.

Tăng cholesterol có làm bạn mệt hay không?

Không, tăng cholesterol máu không thường gây ra tình trạng mệt mỏi. Nhưng tình trạng này lại có thể dẫn tới bệnh tim mạch, ví dụ như bệnh mạch vành. Nguyên nhân là do LDL dư thừa tích tụ như mảng bám lên thành tiểu động mạch trong tim gây hẹp và bít tắc. Điều này làm giảm lưu lượng máu khiến bạn thấy mệt mỏi hoặc thở đứt quãng, đau ngực.

Nếu bạn đang dùng Thu*c statin để điều trị tăng cholesterol, các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm các triệu chứng đi kèm với sự mệt mỏi như mất trí nhớ, hay quên và nhầm lẫn. Hãy nói cho bác sĩ biết về bất kì những triệu chứng tương tự mà bạn gặp phải.

Tăng cholesterol máu có phải là nguyên nhân của một cơn đột quỵ?

Đúng vậy, nếu bạn bị tăng cholesterol, bạn có nguy cơ bị đột quỵ bởi sự dư thừa cholesterol lưu thông trong máu. LDL bám vào động mạch làm chậm hoặc tắc nghẽn dòng máu khiến cơ thể thiếu oxy và chất dinh dưỡng, kể cả não bộ. Khi các động mạch bị xơ cứng, huyết khối có thể hình thành và gây đột quỵ do tắc nghẽn trong não.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân chính gây Tu vong và tàn tật nhưng bạn có thể ngăn ngừa bằng cách giữ mức cholesterol ở mức vừa phải để giảm thiểu nguy cơ.

Tăng cholesterol có thể khiến bạn cảm thấy sức khỏe tệ đi?

Không hẳn. Đối với hầu hết mọi người, tăng cholesterol không có triệu chứng nào cả. Chỉ khi gây ra mảng xơ vữa ở động mạch lớn trong tim, có thể gây ra bệnh mạch vành cùng với đau thắt ngực, đau ngực, loạn nhịp và thở dốc khiến bạn thiếu năng lượng.

Bệnh mạch vành là bệnh tim phổ biến nhất nhưng nhiều người lại không biết các triệu chứng cho tới khi họ có cơn đau tim. Đối với họ, một cơn đau tim là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đang sống với tình trạng tăng cholesterol.

Bạn nên kiểm tra mỗi 4-6 năm một lần bắt đầu từ 20 tuổi (hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ). Nếu các chỉ số quá cao, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Ăn chế độ ăn ít chất béo bão hòa nhưng giàu rau quả và ngũ cốc, tập thể dục thường xuyên và uống Thu*c theo hướng dẫn nếu bác sĩ kê đơn.

Tăng cholesterol máu có thể gây rối loạn chức năng cương dương?

Tăng cholesterol đơn thuần không gây ra các rối loạn chức năng cương dương nhưng các động mạch bị tắc do mảng xơ vữa thì có thể, bởi vì dòng máu thì cần thiết cho sự cương cứng. Tăng cholesterol gây ra xơ vữa mạch, có thể làm rối loạn chức năng cương dương. Khi chúng ta thấy bệnh nhân bị rối loạn chức năng cương dương, chúng ta phải xem xét không chỉ là các rối loạn cholesterol mà còn cả những bộ phận khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi mảng xơ vữa. Tim, chi dưới và não là những bộ phận chúng ta cần thường xuyên kiểm tra để tìm ra căn bệnh này.

Tăng cholesterol có làm bạn đau đầu, chóng mặt không?

Không. Tăng cholesterol không phải là nguyên nhân gây ra những triệu chứng này. Đôi khi, những Thu*c chúng ta sử dụng để chữa tăng cholesterol có thể dẫn đến những tác dụng phụ. Ví dụ như, các Thu*c làm loãng máu (statin) được sử dụng để hạ cholesterol máu có thể có tác dụng phụ gây là đau đầu ở một số người. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị đau đầu hay chóng mặt để tìm ra nếu các triệu chứng đó liên quan tới tác dụng phụ của Thu*c, hoặc là một tình trạng sức khỏe khác cần được điều trị.

Tăng cholesterol có phải luôn là xấu?

Không phải tất cả cholesterol đều xấu. Nồng độ cao HDL – tối ưu là 60mg/dl hoặc hơn – có thể bảo vệ trái tim khỏi bệnh tật, đau tim và đột quỵ. Nhưng cholesterol toàn phần cao và LDL cao nói riêng khiến bạn có nguy cơ bi bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ. Nồng độ LDL càng cao, nguy cơ của bạn càng lớn.

Khi nồng độ cholesterol tăng cao có nên được điều trị bằng Thu*c?

Nếu bạn có cơn đau tim hoặc được chẩn đoán tăng cholesterol máu do di truyền, bạn có thể cần phải sử dụng Thu*c hạ cholesterol và các Thu*c khác, ngoài việc ăn uống lành mạnh và hoạt động thường xuyên. Hầu hết tất cả mọi người bị đau tim nên sử dụng statin. Ngoài ra Thu*c hạ cholesterol máu bao gồm Thu*c ức chế axit mật và Thu*c ức chế sự hấp thu cholesterol. Nếu chúng không có hiệu quả đối với bạn thì đã có các Thu*c tiêm sinh học thay thế: praluent (alirocumab) và repatha (evolocumab).

Nếu bạn phát hiện mức cholesterol của bạn cao sau khi kiểm tra định kỳ, hãy thảo luận với bác sỹ sẽ về kết quả xét nghiệm. Nếu bác sĩ khuyến cáo, trước tiên hãy thực hiện mốt chế độ ăn uống lành mạnh một lối sống ích cực. Nếu mức cholesterol của bạn vẫn cao, bạn có thể cần làm thủ thuật chụp mạch để tìm xem có mảng xơ vữa nào ở động mạch hay không, và bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng một số Thu*c hạ cholesterol để giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Nguồn tham khảohttp://vienyhocungdung.vn/top-10-cau-hoi-ve-tang-cholesterol-mau-20180619151712027.htm
Lê Hoa (Tổng hợp)
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-ai-co-the-bi-tang-cholesterol-mau-n390742.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY