Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những bí ẩn ở khu căn cứ phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên

(MangYTe) - Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia là CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tại đây đang tồn tại một giới tuyến quân sự và cả một bức tường ngăn cách hai miền vô cùng đồ sộ đầy bí ẩn.

Khát vọng từ “vùng đất ch*t”

Cuối thế kỷ 19, nhật bản đem quân xâm lược chiếm bán đảo triều tiên. năm 1910, nhật bản cưỡng ép triều tiên ký “hiệp ước hàn – nhật” quy định toàn bộ chủ quyền của bán đảo triều tiên vĩnh viễn bị chuyển nhượng cho nhật bản. từ đấy bán đảo triều tiên biến thành thuộc địa của nhật bản.

Tháng 8/1945, phát xít nhật đầu hàng đồng minh. căn cứ vào hiệp định đã ký kết, quân đội mỹ và quân đội liên xô cùng tiếp thu sự đầu hàng của quân đội nhật ở bán đảo triều tiên và lấy vĩ tuyến 38 độ bắc (nằm ở trung bộ) làm đường phân giới: quân đội nhật bản ở phía nam vĩ tuyến này sẽ đầu hàng quân đội mỹ, còn quân đội nhật bản ở phía bắc thì sẽ đầu hàng quân đội của liên xô.

Ngoài ra căn cứ vào hiệp nghị sau khi tiếp thu đầu hàng, mỹ và liên xô phải tổ chức một ủy ban liên hợp giúp bán đảo thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa mỹ và liên xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời trên bán đảo.

Tháng 8/1948, tại miền nam triều tiên thành lập nhà nước đại hàn dân quốc (hàn quốc). tháng 9/1948, miền bắc triều tiên thành lập nước cộng hoà dân chủ nhân dân triều tiên. vì là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đầu phiếu toàn dân tộc.

Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau thế chiến thứ 2, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng đông bắc á. cuộc chiến tranh triều tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. ít nhất hai triệu dân thường và 1.5 triệu lính của 2 miền nam – bắc triều tiên thiệt mạng. trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần. đến năm 1953 theo hiệp định đình chiến, bán đảo triều tiên tạm thời bị chia làm hai miền nam – bắc bằng đường ranh giới quân sự. ranh giới này nằm trên cả đất liền, trên biển, trên không và nằm trong khu phi quân sự (dmz) ở vĩ tuyến 38.

Cách xếp lính gác đặc biệt tại khu DMZ.

Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng gần 70 năm sau đó, bán đảo triều tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ. một cách dễ hình dung nhất về khu quân sự này: mỗi bên lùi lại 2km, tạo thành khu vực rộng 4km, có đường ranh giới chia cắt hai bên, bất kỳ ai vượt qua ranh giới sẽ bị bên đó toàn quyền xử lý, có thể trực tiếp bắn.

Đặc biệt, trên toàn tuyến ranh giới quân sự bắc - nam triều tiên chỉ có 3 điểm có thể đi qua được hai bên đồng ý, đó là khu vực an ninh chung bàn môn điếm và hai điểm khác là những nơi kết nối đường sắt và đường bộ qua biên giới. đồng thời mỗi bên chỉ được có khoảng 1000 người làm việc cùng một lúc (bao gồm quân binh, người dân và nhân viên). khu vực này là chiến tuyến để hai bên sẵn sàng phát động chiến tranh bất kỳ lúc nào.

Sau này, chính phủ hàn quốc đã mở cửa một phần khu vực này và trở thành điểm du lịch đặc biệt theo chủ đề hoà bình. du khách tới đây phải mang theo hộ chiếu, kiểm tra nghiêm ngặt và chỉ được chụp ảnh những nơi được quân đội cho phép. trong đó, imjingak là địa điểm du lịch đi đầu về chủ đề chiến tranh triều tiên, nằm bên bờ sông imjin, cách đường giới tuyến quân sự 7 km và thuộc địa phận huyện munsan, thành phố paju, hàn quốc.

Công viên này được xây dựng năm 1972 với hy vọng một ngày nào đó hai miền sẽ thống nhất. đài tưởng niệm ở công viên imjingak là nơi hằng năm người dân hàn quốc tới đây để cầu nguyện cho hòa bình và những người triều tiên hướng về quê hương. mảnh đất imjingak cũng là mảnh đất nối liền giữa hai miền nam - bắc.

Ai đến imjingak đều muốn đặt chân đến cây cầu tự do. cây cầu này dự định sẽ bắc qua sông imjin, nhưng do hai miền nam - bắc triều tiên vẫn bị chia cách nên vẫn chưa được xây xong. cầu được cựu tổng thống lee seung man đặt tên sau khi hàng chục nghìn tù nhân của cuộc chiến triều tiên được trả tự do vào năm 1953. sau khi kết thúc cuộc trao trả tù nhân, chiếc cầu đã bị đóng lại vĩnh viễn.

Những lời nguyện cầu hoà bình, thống nhất của người dân Hàn QUốc và du khách trên thế giới treo dọc theo bờ tường chăng dây thép gai tại công viên Imjingak.

Đứng từ điểm cầu cuối cùng dang dở phía Hàn Quốc có thể nhìn thấy những vết đạn chằng chịt dưới những chân cầu đã xây. Trên đường đi xuống cầu Tự Do, người dân treo vô vàn dải băng ghi lời nguyện ước của người dân Hàn Quốc về hòa bình, dù phía trên vẫn là hàng rào dây thép gai lạnh lẽo, quấn chặt.

Tất cả như nhắc nhở nhân dân 2 nước rằng ở đây, chiến tranh chưa thật sự kết thúc. đặc biệt, sau khi nhìn thấy hình ảnh ở khu phi quân sự, nếu đứng từ đài quan sát dora nhìn xuống, người ta có nhiều thời gian hơn để nghĩ đến sự chia cắt của 2 miền triều tiên và ước vọng nối liền. dòng chữ nổi bật trên nền xanh quân đội “nơi chấm dứt chia cắt và bắt đầu sự thống nhất” có lẽ không phải chỉ là mong ước của những người hàn quốc lẫn triều tiên, mà của cả thế giới.

Bí ẩn tại “nơi căng thẳng nhất hành tinh”

Ở cách không xa vạch bê tông ngăn cách 2 miền bắc hàn, bình nhưỡng luôn sắp xếp 3 binh sỹ canh gác cẩn mật. điều đặc biệt là 2 trong 3 binh sĩ này luôn đứng đối diện nhau ở ngay sát vạch bê tông trong khi người còn lại quay lưng về phía họ. nhiều người cho rằng sở dĩ bắc hàn để 2 lính canh đứng đối mặt là để phòng trường hợp người kia đào tẩu.

Trong khi đó, ở phía bên kia đường phân cách, Hàn Quốc cũng bố trí 3 sĩ quan canh gác. Nhưng khác với Bắc Hàn, 3 người này đứng ngang hàng và cùng quay mặt về một hướng.

Có những dịp cả hai bên phải trao đổi qua lại. mặc dù có một chiếc điện thoại cổ được lắp đặt ở khu vực này nhưng bắc hàn không bao giờ hồi âm. ngay cả việc trao trả những binh sĩ bắc hàn trốn sang hàn quốc cũng chỉ được nước này thông báo với người nhà qua loa tay. “vùng đất nguy hiểm nhất trên trái đất” là cụm từ mà cựu tổng thống mỹ bill clinton sử dụng để gọi khu vực phi quân sự chia cắt 2 miền nam – bắc hàn quốc. điều đó đủ để người ta phần nào hình dung về nơi này. máy quay an ninh, hàng rào dây thép gai có điện, cùng hơn một triệu quả mìn được bố trí rải rác trong toàn bộ khu vực ngăn cách hai quốc gia.

Ngày 1/1/2018, bộ quốc phòng hàn quốc đưa tin, quân đội hàn quốc và bắc hàn đã tiến hành dỡ bỏ một số lượng mìn nằm ở khu vực biên giới hai nước, thể hiện nỗ lực trong việc giảm căng thẳng và xây dựng niềm tin của hai miền bán đảo. đây là một phần trong thỏa thuận hai bên đạt được trong hội nghị thượng đỉnh lần 3 giữa nhà lãnh đạo bắc hàn kim jong un và tổng thống hàn quốc moon jae in từ ngày 18 - 20/9/2018 ở thủ đô bình nhưỡng.

Bên cạnh đó, tại khu căn cứ phi quân sự, còn tồn tại những đường hầm bí ẩn. từ thập kỷ 1970 của thế kỷ trước đến nay, phía hàn quốc đã lần lượt phát hiện thấy 4 tuyến đường ngầm do bắc hàn đào xuyên qua vĩ tuyến 38 ở khu vực phụ cận dmz.

Năm 1974, một phân đội trinh sát liên quân mỹ - hàn tình cờ phát hiện được một đường ngầm dài 3.500m ở độ sâu 45m, trong đó 1.000m nằm trong dmz. đường hầm này được đào theo hướng đâm thẳng vào một căn cứ quân sự chung mỹ - hàn cách thủ đô seoul có 65km. vách hầm được đổ bê tông và xây bằng đá khối. đường hầm rộng đủ để đạt công suất vận chuyển 1 trung đoàn bộ binh cùng trọng pháo trong một giờ.

Tháng 3/1975, một sĩ quan công binh bắc hàn đào ngũ đã chỉ điểm cho phía hàn quốc tìm thấy đường hầm số 2 với công suất lớn gấp ba lần đường hầm số 1, bên trong thậm chí có cả một quảng trường để tập kết quân. đường hầm này có 3 cửa ra dùng cho các trường hợp chiến tranh quy ước và chiến tranh đặc biệt. đường hầm này dài 3.500km, cách seoul 108km, nằm ở độ sâu từ 50 tới 160m, vượt qua dmz phía hàn quốc 1.100m, mỗi giờ có thể vận chuyển được 3.000 lính với đầy đủ trang bị cùng pháo binh, xe tăng, xe vận tải đi kèm.

Trong số các đường hầm đã bị hàn quốc phát hiện, đường hâm số 3 nổi tiếng nhất, được tìm thấy vào ngày 17/10/1978 bởi nguồn tin quan trọng do nhân viên tình báo bắc hàn phản bội phía trên cung cấp. đường hầm này nằm ở độ sâu hơn 73m, dài 1.635m, cao 2m, rộng 2m, mỗi giờ có thể đưa được 10 ngàn lính trang bị đầy đủ hoặc 3 vạn lính đi người không xâm nhập. để tìm kiếm đường hầm, quân đội mỹ đã lập ra một kế hoạch tuyệt mật, tập trung một số lượng lớn các thiết bị khoan dàn hàng ngang đặt cách nhau chỉ 1.8m/máy, hàng trăm máy đã cùng lúc khoan vào lòng đất.

Theo thỏa thuận năm 1953, hai miền nam – bắc xây dựng hai ngôi làng dân sự trong dmz như biểu tượng của hòa bình. cả hai đều nằm cách jsa (địa điểm duy nhất trong vùng phi quân sự dài 250km mà quân đội 2 miền bắc hàn giáp mặt nhau) gần 2km và được đặt tên là tự do ở phía nam và hòa bình ở phía bắc. những thập niên sau chiến tranh, tự do và hoà bình trở thành điểm chính trong cuộc chiến tuyên truyền giữa hai miền, đều được đầu tư nhằm tôn vinh những gì tốt đẹp của hệ thống chính trị mỗi phía.

Ngôi làng hoà bình được xây dựng từ những năm 1950 và do quân đội bắc hàn quản lý và nằm cách thành phố gaeseong của bắc hàn chỉ 10km. nhìn từ trạm kiểm soát trên đỉnh cao, bao quanh ngôi làng là những cánh đồng tươi tốt, rộng mênh mông và có thể thấy rõ kể cả khi đứng ở biên giới hàn quốc. cũng như chính đất nước bắc hàn, những gì thuộc về ngôi làng này vẫn là một điều bí ẩn.

Theo Chính phủ Bắc Hàn, nơi này gồm trang trại tập thể với 200 gia đình, trường học và bệnh viện. Người ta thi thoảng vẫn bắt gặp nông dân tại đây ra đồng làm việc, hoặc người dân dọn cỏ, tỉa cây ở những khu vực trung tâm của làng.

Làng Tự do được xây dựng cách ngôi làng Hoà Bình chỉ 440m. Hai làng này cách nhau một cánh đồng. Tự do giống như mọi ngôi làng bình thường khác: có dân cư sinh sống và dân cư ở đây chủ yếu những nông dân chất phác, sống bằng nghề trồng lúa. 188 nhân khẩu tại ngôi làng này phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt, từ bỏ nhiều sự tự do và dịch vụ mà những người dân Hàn Quốc khác coi là đương nhiên.

Hàng ngày, mỗi khi ra đồng làm việc, họ đều được những binh lính hàn quốc kiểm tra mìn dưới đất và hộ tống đi làm. một dòng suối chạy qua những đồng lúa trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền. chỉ cần lỡ chân, họ có thể bước sang lãnh thổ bắc hàn và có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Để đảm bảo an toàn, dân trong làng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và là đối tượng bị quân đội có vũ trang đi kiểm tra tại nhà riêng hàng đêm. Họ cũng phải đi qua các trạm kiểm soát mỗi khi ra hoặc vào làng...

Thiên Hy / Pháp luật 4 Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/nhung-bi-an-o-khu-can-cu-phi-quan-su-phan-chia-ban-dao-trieu-tien-553515.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY