Bạn nên biết hôm nay

Bí ẩn hành trình giải mã bệnh lao

Một căn bệnh truyền nhiễm từng là nỗi kinh hoàng của nhân loại xuyên suốt nhiều thập kỷ, đó là bệnh lao. Có rất nhiều bí ẩn liên quan đến bệnh lao và căn nguyên hình thành nên nó. Mời bạn đọc cùng khám phá.
Một căn bệnh truyền nhiễm từng là nỗi kinh hoàng của nhân loại xuyên suốt nhiều thập kỷ, đó là bệnh lao. Có rất nhiều bí ẩn liên quan đến bệnh lao và căn nguyên hình thành nên nó. Mời bạn đọc cùng khám phá.

Robert Koch tìm ra vi khuẩn gây bệnh than

Bác sĩ Robert Koch, ảnh công bố vào năm 1907 khi nhận giải Nobel Les Prix.

Bác sĩ Robert Koch, ảnh công bố vào năm 1907 khi nhận giải Nobel Les Prixt khi trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể nếu không được kiểm soát, nó sẽ khiến cơ thể bệnh nhân kiệt sức và nó đã được ví như “cái ch*t trắng” (trái ngược với bệnh dịch hạch hay còn được gọi là “cái ch*t đen”). Vi khuẩn lao đã được một thầy Thu*c người Đức là Robert Koch tìm ra.

Bác sĩ Robert Koch nuôi dưỡng niềm đam mê với những thứ siêu nhỏ, mà một số nhà phê bình y tế đã nhạo báng những người như Koch là “ám ảnh vi khuẩn”. Không như các đồng nghiệp lớn tuổi - những người chuyên mô tả về các đợt dịch là sự nhiễm độc của không khí tạo nên mùi hôi hay sự khó chịu, một khái niệm có tên là giả thuyết hơi độc - bác sĩ Koch đứng về phía những người làm nên những cuộc cách mạng khoa học vào thời đại của họ bằng cách khẳng định rằng các loại vi khuẩn là căn nguyên gây nên các căn bệnh truyền nhiễm.

Vì bác sĩ Koch thực hành ở một huyện nông thôn nơi có sản xuất len là ngành công nghiệp chính, nên ông đã có điều kiện tiếp xúc với những người mắc bệnh than. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân than với các triệu chứng là các vết lở loét màu than đen gây đau đớn (vì thế nên mới có tên là bệnh than) trên các ngón tay hay bàn tay của bệnh nhân vốn do tiếp xúc cơ thể với vi khuẩn cư trú ngay trong lông cừu mà họ nuôi. Trong những tình huống xấu nhất, vi khuẩn bệnh than sẽ chui vào phổi của những người thu gom len, họ sẽ sớm qua đời sau một cơn sốt rét kèm xuất huyết. Bác sĩ Koch đặt ra giả thuyết rằng những công nhân này đã ăn phải một sinh vật nhỏ sống náu mình trong xác súc vật và sự hiểu biết của ông cũng chỉ dừng lại ở đó mà chưa có cách điều trị. Không dừng lại ở sự bất lực, bác sĩ Kock quyết định điều tra căn nguyên gây bệnh than hay nếu có thể thì tìm ra cách chữa.

Chỉ vài tháng sau đó, bác sĩ Koch đã tìm ra câu trả lời. Một loại vi khuẩn có tên là Bacillus anthracis có thể thủ phạm gây nên bệnh than. Theo đó, vi khuẩn này xuất hiện khá đặc biệt dưới kính hiển vi; nó là một dạng vi khuẩn lớn tạo nên hình dạng của những cái bào tử lớn và cứng mà có thể tồn tại trong bất kỳ thao tác vật lý nào; và nó tương đối dễ sinh sản trong phòng thí nghiệm.

hành trình tìm ra vi khuẩn lao

Bất chấp thành tích khoa học đáng tự hào và làm chấn động cho nhiều vị giáo sư trên khắp lục địa châu Âu, nhưng bác sĩ trẻ Robert Koch vẫn không sao tìm ra một chỗ đứng ở giảng đường đại học – nơi có thể khuyến khích ông dành toàn thời gian và cơ sở thiết bị để theo đuổi nghiên cứu của mình. Vì lẽ đó, Koch vẫn ở tại huyện Wollstein thêm 4 năm, cho mãi đến năm 1880, khi ông được bổ nhiệm chức cố vấn chính phủ cho Sở Y tế hoàng gia ở Berlin. Tại vị trí công việc mới, bác sĩ Robert Koch đã bắt đầu một chuỗi các khám phá đột phá để dẫn bước ông tới ngày đoạt giải Nobel y học/S*nh l* học vào năm 1905. Với một phòng thí nghiệm hoành tráng, những chiếc kính hiển vi lớn và đội ngũ phụ tá lành nghề, động vật thí nghiệm và đa dạng vật liệu được đáp ứng, Koch đã quyết định điều tra về một trong những tên sát nhân chính trong thời đại ông: bệnh lao.

Làm việc một mình, Koch tự nhốt mình trong phòng thí nghiệm mỗi ngày trong suốt 6 tháng cho đến khi ông hoàn toàn bị cô lập. Nhưng cũng chính thời gian này ông đã tìm ra cách sinh sản của loại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn lao. Ngày 24/3/1882, khi Koch trình bày những khám phá của ông tại hội nghị hàng tháng của Hiệp hội S*nh l* học Berlin (PSB), những người trong hội nghị im phăng phắc như muốn nuốt trọn, từng lời, từng chữ trong cách diễn đạt của Koch. Nhận thức được rằng họ có thể là nhân chứng cho lịch sử khoa học, nhưng để kiểm chứng sâu xa hơn họ đã nhường một cuộc tấn công khoa học giữa Robert Koch với một đồng nghiệp khác. Đó chính là Paul Ehrlich, người này cuối cùng đã đạt được danh vọng rực rỡ vì đã khám phá ra Salvarsan 606, “viên đạn ma thuật” đầu tiên chống lại bệnh giang mai. Sau này Paul Ehrlich đã nhắc lại cái đêm đó như là “buổi trải nghiệm kỳ thú nhất” trong cuộc đời khoa học của ông. Ngay sau đó, hai người đã cùng hợp tác nhằm phát triển nên một kỹ thuật mới để nhuộm trực khuẩn lao.

Với việc bóc tấm màn tử thần về căn bệnh bí ẩn, nhiều tin tức từ báo cáo của Koch không chỉ được đăng tải trên tất cả các tờ báo y khoa lớn mà cũng được đặt lên trang bìa của nhiều tờ báo hàng đầu thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần, “Koch” đã trở thành một cái tên thương hiệu. Tên tuổi của Robert Koch thậm chí còn được lan đi rộng khắp thế giới khi ông cũng là người đã khám phá nên căn nguyên gây bệnh tả, năm 1890, bác sĩ Koch đã loan báo về một cách chữa bệnh lao tiềm năng mà ông gọi là “Tuberculin” (chất khuẩn lao). Nhiều năm sau đó, chất khuẩn lao đã nổi lên như là một công cụ chẩn đoán nhằm quyết định ra ai đã nhiễm trực khuẩn lao. Trên bước đường nghiên cứu của mình, Robert Koch đã tạo ra nhiều khám phá cực kỳ thú vị, ông trở thành cố vấn uy tín cho nhiều nhà vi khuẩn học tài danh vào thời đại đó. Nhờ những khám phá vĩ đại của bác sĩ Robert Koch đã nhiều thế hệ chúng ta mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần từ những căn bệnh ghê gớm. Nhưng vi khuẩn lao luôn lén lút tìm phương cách để trả thù. Vào năm 2013, hơn 9 triệu người trên hành tinh đã nhiễm bệnh, trong đó 1,5 triệu người đã ch*t vì nó, khiến cho bệnh lao trở thành một trong những căn nguyên gây ch*t người hàng đầu trên thế giới ngày hôm nay (chỉ có HIV/AIDS là thủ phạm hàng đầu). Dù tỷ lệ bệnh lao đã sụt giảm đáng kể trên bình diện toàn cầu kể từ năm 2000, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều việc để làm trước khi “cái ch*t trắng” thật sự bùng phát mạnh mẽ như trong lịch sử.

Phan Bình (PBS NEWS – 4/2015)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-an-hanh-trinh-giai-ma-benh-lao-10534.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY