Các nghiên cứu cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau: Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, do suy giảm đường trong máu, do có nhịp tim chậm.
Huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền, những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao...
Nhiều nghiên cứu gần đây đã cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bị huyết áp thấp có thể gặp phải.
Những người bị huyết áp thấp có tỷ lệ Tu vong caoTheo kết quả nghiên cứu từ Trung tâm Y học Đại học Columbia công bố trong Hội thảo của Hiệp hội Chứng tăng huyết áp Mỹ, những người bị huyết áp thấp có tỷ lệ Tu vong cao.
Huyết áp được gọi là thấp khi các trị số huyết áp ở mức thấp hơn bình thường, cụ thể, trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm hơn 20mmHG so với trị số huyết áp bình thương trước đó.
Bệnh nhân bị tụt huyết áp kéo dài, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Chưa nói đến nếu không có các phương pháp chữa huyết áp thấp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận... thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp bị huyết áp thấp có thể dẫn đến tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, trường hợp ít gặp hơn, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Chính vì thế khi biết mình mắc căn bệnh này, bạn cần có chế độ theo dõi, chăm sóc cẩn thận để tránh những biến cố đáng tiếc.
Chủ đề liên quan:
áp thấp bệnh huyết áp bệnh huyết áp thấp biến chứng biến chứng nguy hiểm huyết áp huyết áp thấp nguy hiểm