Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những cảnh báo đặc biệt cần nhớ

Năm 2003, Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp các Thu*c trị bệnh cảm có chứa chất phenylpropanolamine (PPA) vào nhóm Thu*c không an toàn
Năm 2003, Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp các Thu*c trị bệnh cảm có chứa chất phenylpropanolamine (PPA) vào nhóm Thu*c không an toàn, không được mua dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nhưng sau đó, nhiều Thu*c trị cảm cúm thông thường, Thu*c giảm cân và nhiều dược phẩm khác như Thu*c thông mũi vẫn có chứa PPA. Vì sao loại dược phẩm này lại bị khuyến cáo nguy hiểm khi sử dụng?

PPA là một hoạt chất có tính chất giống như một amin giao cảm có tác dụng gây co các tiểu động mạch nhỏ ngoại biên, làm co mạch ở các cuốn mũi, từ đó làm giảm triệu chứng viêm và giảm xuất tiết, chảy nước mũi. Mặc dù Thu*c có tác dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, nhưng thời gian gần đây đã có nhiều báo cáo ghi nhận Thu*c phenylpropanolamine có khả năng làm tăng huyết áp của người sử dụng. Thu*c cũng có khả năng ức chế sự thèm ăn nên nó còn được sử dụng như một trong các phương pháp nhằm giảm cân. Nhưng chủ yếu PPA được đưa vào trong các loại Thu*c trị cảm cúm bởi Thu*c nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ở những bệnh nhân này. Chính vì điều này nó đã được khuyến cáo không sử dụng hoặc hạn chế dùng.

Thu*c được chỉ định trong các bệnh ở viêm mũi họng như hắt hơi, chảy nước mũi, ho, ngạt mũi và nhức đầu do viêm mũi cấp tính hoặc dị ứng, viêm họng, cảm cúm. Nhưng do Thu*c có các tác dụng phụ như chóng mặt, mất ngủ, đau đầu và cảm giác bứt rứt khó chịu trong người; buồn nôn, nôn, táo bón, chán ăn, nổi mẩn ngoài da... nên những bệnh nhân đã từng bị dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần của Thu*c thì không được sử dụng. đặc biệt, đối với bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường và cường giáp, bệnh nhân nhãn áp cao và phì đại tiền liệt tuyến; phụ nữ có thai... phải hết sức thận trọng. Không nên dùng Thu*c kéo dài, do vậy nếu dùng Thu*c vài ngày mà không thuyên giảm triệu chứng thì cần phải ngừng Thu*c và trao đổi với bác sĩ để được đổi sang Thu*c khác. Khi dùng Thu*c kết hợp với các Thu*c khác cũng để trị viêm mũi, chống dị ứng hoặc trị cảm cúm thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ, bởi có rất nhiều loại Thu*c chứa thành phần PPA, nếu vô tình dùng hai loại Thu*c có chứa thành phần này trở lên sẽ gây quá liều và nguy hiểm. Do vậy, khi sử dụng Thu*c phải có đơn của bác sĩ, sử dụng đúng Thu*c, đúng liều lượng.

Trong tất cả các toa Thu*c đều có khuyến cáo: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đối với Thu*c chữa bệnh ở tai mũi họng như Thu*c ho, Thu*c chữa cảm... để tránh dùng chồng chéo Thu*c dẫn tới quá liều PPA thì việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thu*c lại càng cần thiết.

Chất này đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước do có hại cho hệ thần kinh. Cũng đã có báo cáo ghi nhận Thu*c PPA có khả năng làm tăng huyết áp của người sử dụng. PPA có tác dụng gây co các tiểu động mạch ở cuốn mũi nhưng cũng có thể gây co các mạch trên toàn cơ thể. Điều này góp phần làm tăng huyết áp của bệnh nhân. Huyết áp sẽ tăng ít hoặc không tăng nếu như Thu*c được sử dụng với liều vừa đủ trong giới hạn cho phép. Nếu dùng quá liều có thể gây cơn tăng huyết áp đối với người không bị bệnh tăng huyết áp và kích hoạt gia tăng cơn tăng huyết áp ở bệnh nhân đang bị tăng huyết áp dẫn đến nguy hiểm. Do PPA có tác dụng thông qua việc giải phóng có chọn lọc các chất có hoạt tính giao cảm rất mạnh như adrenalin, noradrenalin, dopamin. Các chất này là thủ phạm gây co mạch làm tăng huyết áp. Ngoài ra, các chất này còn làm nhịp tim nhanh, khô miệng và niêm mạc... Nếu dùng Thu*c quá liều còn có nguy cơ gây Tu vong.

Tại một số quốc gia như Mỹ, Canada, Ấn Độ và Hàn Quốc đã cấm lưu hành Thu*c có chứa PPA. Còn tại các nước chưa cấm Thu*c có chứa thành phần PPA, thì để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của Thu*c, các nhà Thu*c không bán Thu*c này khi không có đơn Thu*c; người bệnh phải tuân thủ đúng theo đơn Thu*c, không tự ý “tăng liều” Thu*c, không uống Thu*c theo kiểu “mách nhau”, không sử dụng một đơn Thu*c cho nhiều người, nhiều lần, khi sử dụng Thu*c cảm cúm thấy có các dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, đau đầu, mặt nóng bừng, huyết áp tăng... phải báo ngay cho bác sĩ điều trị biết hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngộ độc do Thu*c gây ra.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-canh-bao-dac-biet-can-nho-13653.html)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.