Dinh dưỡng hôm nay

Những cặp đôi hoàn hảo của thực phẩm

Những loại thực phẩm dưới đây đều có giá trị dinh dưỡng cao và khi chúng được hòa quyện vào nhau, mọi thứ càng trở nên hoàn hảo

1. Đậu phụ + Rong biển

         Đậu phụ: có công dụng thanh nhiệt, giải khát, làm sạch dạ dày và ruột. Y học hiện đại đã chứng minh ngoài chức năng tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hoá, và tăng khẩu vị, đậu phụ còn có những lợi ích nhất định đối với sự phát triển của răng và xương cốt.

         Rong biển: chứa hàm lượng iốt phong phú, có tác dụng phòng ngừa chứng phù tuyến giáp do thiếu iốt. Đồng thời rong biển cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của các tế bào trong cơ thể.

         Khi kết hợp, chất saponin trong đậu phụ kích thích chất iốt phong phú trong rong biển tiết ra nhiều hơn, và được dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Do đó 2 thực phẩm kết hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả dinh dưỡng, đồng thời cũng mang lại tác dụng làm đẹp, chống lão hoá.

         Món ăn gợi ý: Canh đậu phụ rong biển.

2. Thịt gà + Hạt dẻ

         Thịt gà: hàm lượng protein tương đối cao, nhiều chủng loại, dễ tiêu hoá và hấp thụ trong thịt gà mang lại tác dụng tăng cường thể lực. Ngoài ra, thịt gà còn chứa phospholipid, là chất có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể.

         Hạt dẻ: chứa các nguyên tố cần thiết cho cơ thể như chất béo, protein, sắt, magiê…có tác dụng ích khí kiện tì, thanh nhiệt giải độc, trị tiêu chảy, trị ho, bổ thận…Đồng thời các loại vitamin và axit béo không no trong hạt dẻ cũng có công hiệu phòng ngừa chứng cao huyết áp, và các bệnh về tim mạch.

         Khi kết hợp cùng nhau, thịt gà bổ tì tạo máu, hạt dẻ kiện tì. 2 loại thực phẩm phối hợp giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ thịt gà để tăng cường chức năng tạo máu của cơ thể. 

         Món ăn gợi ý: Thịt gà hầm hạt dẻ.

3. Gan lợn + Rau chân vịt

         Gan lợn: bổ gan, sáng mắt, dưỡng huyết, chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, là thực phẩm bổ huyết lí tưởng. Trong gan lợn không chỉ chứa phong phú hàm lượng sắt, lưu huỳnh - là các nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình tạo máu, mà còn giàu protein, và các nguyên tố vi lượng.

         Rau chân vịt: giàu beta-carotene và sắt, cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin B6, axit folic, và kali. Do đó được coi là thực phẩm dưỡng sắc, giúp sắc mặt hồng nhuận.

         Khi kết hợp, 2 thực phẩm mang lại hiệu quả bổ máu, giúp sắc mặt tươi nhuận, trị chứng thiếu máu.

         Món ăn gợi ý: Gan lợn xào rau chân vịt.

 4. Thịt bò + Khoai tây

         Thịt bò: chứa hàm lượng protein phong phú, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt thích hợp cho người sau phẫu thuật, người bị thiếu máu, người đang trong giai đoạn hồi phục sức khoẻ…Theo Đông y, thịt bò ích khí, dưỡng tì vị, tăng cường gân cốt, thích hợp cho người thiếu máu, bệnh lâu ngày khiến da mặt vàng, hoa mắt.

         Khoai tây: giàu các vitamin nhóm B, là thực phẩm chống lão hoá tuyệt vời. Giá trị dinh dưỡng gấp 3.5 lần táo. Theo Đông y, khoai tây có tác dụng kiện tì, hoà vị, ích khí, mang lại công hiệu chữa trị cho các bệnh táo bón, ho khan…

         Khi kết hợp, vitamin C trong khoai tây giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất sắt và kẽm trong thịt bò, mang lại hiệu quả gấp bội.

         Món ăn gợi ý: Thịt bò hầm khoai tây.

 5. Thịt nạc + Tỏi

         Thịt nạc: cung cấp protein và axit béo cần thiết cho cơ thể. Thịt lợn cung cấp chất sắt hữu cơ và thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. 

         Tỏi:thực phẩm có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn và viêm nhiễm, giúp hạn chế và tiêu trừ rõ rệt với các chứng như viêm phổi, viêm màng não, thương hàn…Ăn tỏi sống còn giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm, và các bệnh truyền nhiễm qua đường ruột.

         Khi kết hợp, chất allicin trong tỏi kết hợp với vitamin B1 trong thịt nạc, làm thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhanh chóng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể chất.

         Món ăn gợi ý: Thịt nạc xào tỏi

6. Quả bơ và khoai lang:

         Khoang lang chứa đầy vitamin A, giúp duy trì sự ổn định của thị giác, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Những ích lợi đó càng được phát huy nhờ kết hợp cùng các chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ. Riêng quả bơ từ lâu được coi như siêu thực phẩm. Ăn bơ thường xuyên giúp chúng ta giảm được lượng cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, bảo vệ tim, ngừa tiểu đường.

7. Quả bơ và cải bó xôi:

         Nhiều người nghĩ rằng họ sẽ bị thiệt thòi vì không ăn được cà rốt, và bởi lẽ đó mà khó cải thiện sức khỏe đôi mắt. Nhưng bạn đừng lo, cải bó xôi "bén duyên" cùng quả bơ sẽ giúp ngăn ngừa sự thoái hóa võng mạc và đục thủy tinh thể do tuổi tác. Hai yếu tố này có thể dẫn đến suy yếu thị lực và thậm chí mù mắt.

         Các chất béo lành mạnh trong bơ và chất chống oxy hóa trong cải bó xôi kết hợp cùng nhau để tăng cường sức khỏe cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn.

8. Bơ hạnh nhân và chuối:

         Đây là một sự kết hợp hoàn hảo. Chất xơ và đạm trong bơ hạnh nhân sẽ khắc chế lượng đường trong trái cây, cụ thể ở đây là chuối. Từ đó, cơ thể của bạn sẽ chậm hấp thu đường, giúp cho đường huyết trong cơ thể ổn định hơn.

9. Hạt gai dầu và dầu dừa;:

         Magiê trong hạt gai dầu vốn giúp ích cho giấc ngủ, xương và ngừa cao huyết áp sẽ được hấp thu tốt hơn khi có chất béo trung tính từ dầu dừa.Dầu dừa chứa vitamin E, chất chống ô xy hóa và a xít béo omega 3, đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm này còn bảo vệ ruột khỏi các vi khuẩn gây hại, đồng thời ngừa chứng khó tiêu. Cách phối hợp nhanh gọn nhất giữa dầu dừa và hạt gai dầu là cho chúng lên trên chén bột yến mạch (ngâm qua đêm).

10. Uống trà xanh ăn kiwi

         Buổi sáng khi bạn pha bình trà xanh để thưởng thức, hãy ăn thêm ít kiwi thanh mát. Catechin, chất chống ô xy hóa trong trà xanh, giúp biến mỡ thừa thành năng lượng. Và khi có vitamin C từ kiwi thì quá trình hấp thụ catechin sẽ hoàn hảo hơn,

11. Phô mai kết hợp việt quất

         Tác giả Erin đề nghị trộn một ít quả việt quất vào phô mai cottage để làm thành món ăn vặt có hương vị tuyệt vời và bổ dưỡng. Việt quất giàu chất xơ còn phô mai cottage thì dồi dào đạm casein, giúp no lâu. Do đó, đây có thể là món ăn vặt phù hợp cho người đang giảm cân.

12. Quả mâm xôi ăn cùng đậu phụ:

         Quả mâm xôi vốn dĩ đã thơm ngon nhưng nó càng tuyệt vời hơn nữa khi kết hợp cùng đậu phụ.  Không những giàu đạm, đậu phụ còn chứa nhiều vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ được nhiều canxi hơn từ quả mâm xôi. Bạn có thể trộn hai thứ này ăn chung như món salad hay làm sinh tố chậm rãi thưởng thức, giúp xương chắc khỏe.

13. Dâu tây và cải xoăn:

         Chất sắt trong cải xoăn sẽ được hấp thụ tốt hơn nhờ nguồn vitamin C vượt trội từ dâu tây. Bạn có thể trộn salad hai món này với nhau để làm thức ăn vặt khoái khẩu buổi chiều.

14. Quả óc chó và cải bó xôi 'baby':

         Cải bó xôi 'baby' sở hữu hàm lượng vitamin K vượt trội. Nhưng để lượng vitamin K này được hấp thu tối ưu thì cần có sự góp mặt của quả óc chó. Chính chất béo trong quả óc chó giúp cơ thể hấp thu vitamin K nhanh hơn, qua đó tăng cường phát triển tế bào, cải thiện tuần hoàn máu và sự chắc khỏe của xương.

15. Ớt cayenne và bột ca cao:

         Ớt Cayenne là loại gia vị làm cho món ăn quyến rũ hơn đồng thời là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, E, vitamin B, canxi, beta-carotene và kali. Ớt cayenne thơm nồng giúp tăng cường trao đổi chất, trong khi bột ca cao lại giàu chất chống ô xy hóa. Đó sẽ là thức uống hỗn hợp rất hoàn hảo trong mùa lạnh. Hai thứ này có thể trộn cùng bát bỏng ngô để làm thành món ăn vặt tuyệt vời. Ca cao chứa chất chống ô xy hóa flavanol có thể bảo vệ tế bào khỏi những tổn hại nên thực sự có thể ngăn ngừa ung thư. Bởi vốn dĩ ung thư khởi phát từ các tế bào bị hỏng.

16. Cà phê pha... quế:

         Nghe hơi sai sai, nhưng đây là sự kết hợp khá thú vị. Cà phê đem lại nhiều ích lợi ấn tượng cho sức khỏe bên cạnh ưu điểm giúp tỉnh táo và tăng cường năng lượng để chúng ta làm việc hiệu quả.  Điều đặc biệt là bạn có thể thêm ít quế vào cà phê nếu muốn kìm hãm cơn đói cồn cào. Đây là thức uống dành riêng cho những ai đang giảm cân. Quế thơm nồng, chứa các chất chống ô xy hóa mạnh mẽ giúp hạn chế mỡ bụng.

17. Cá và đậu phụ:

         Đậu phụ chứa nhiều canxi. Nếu chỉ ăn đơn lẻ loại thực phẩm này, tỉ lệ canxi được hấp thu vào cơ thể sẽ rất thấp. Cá rất giàu vitamin D. Kết hợp 2 loại thực phẩm này trong chế biến món ăn sẽ Bổ sung canxi, điều hoà tim mạch, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và những người mắc bệnh về xường khớp, nhất là bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.

18. Gan lợn + Rau chân vịt (cải bó xôi):

         Gan lợn: bổ gan, sáng mắt, dưỡng huyết, chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, là thực phẩm bổ huyết lí tưởng. Trong gan lợn không chỉ chứa phong phú hàm lượng sắt, lưu huỳnh – là các nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình tạo máu, mà còn giàu protein, và các nguyên tố vi lượng.

         Rau chân vịt: giàu beta-carotene và sắt, cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin B6, axit folic, và kali. Do đó được coi là thực phẩm dưỡng sắc, giúp sắc mặt hồng nhuận.

         Khi kết hợp, 2 thực phẩm mang lại hiệu quả bổ máu, giúp sắc mặt tươi nhuận, trị chứng thiếu máu.

         Món ăn gợi ý: Gan lợn xào rau chân vịt.

19. Yogurt và chuối:

          Yogurt chứa nhiều probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của các hại khuẩn. Tuy nhiên, probiotic cũng cần prebiotic, một loại chất xơ không tiêu hóa, để tồn tại và phát triển.

          Theo tổ chức dinh dưỡng nước Anh, khẩu phần ăn gồm prebiotic và probiotic sẽ giúp tăng số lượng vi khuẩn “tốt bụng” probiotic. Chuối là nguồn thực phẩm hàng đầu cung cấp nhiều chất xơ prebiotic. Kế đến là cây a-ti-sô, lúa mạch, tỏi, tỏi tây, hành, cải xoăn, mật ong và các loại quả mọng như dâu tây, nho… Mỗi buổi sáng, bạn hãy ăn một ly yogurt cùng chuối thái khoanh, giúp cơ thể khỏe mạnh và da mịn màng hơn.

20. Trà xanh và nước cốt chanh tươi:

         Trà xanh cung cấp nhiều catechin, một chất chống ô-xy hóa. Các cuộc nghiên cứu cho thấy uống trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim và đột quỵ. Theo nghiên cứu của trường đại học Purdue, Mỹ, vắt nước cốt chanh tươi vào tách trà sẽ giúp chất chống ô-xy hóa tồn tại lâu hơn và cơ thể hấp thu đến 80% catechin. Nước cam cũng có tác dụng tương tự nhưng không hiệu quả bằng quả chanh.

21. Nước ép cam và rau cải bó xôi:

         Sắt là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Thiếu hụt chất sắt trầm trọng làm bạn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng. Chất sắt có hai loại: heme iron và non-heme iron. Heme iron dễ hấp thụ vào cơ thể, có nhiều trong thịt đỏ. Non-heme iron là loại cơ thể khó hấp thu, chứa trong nhiều loại thực vật như cải bó xôi, đậu, đậu lăng và quả mơ. Các cuộc nghiên cứu đã phát hiện khi cho thêm vitamin C vào salad thịt bò với cải bó xôi, chất sắt sẽ dễ hấp thu vào cơ thể hơn. Nói cách khác, non-heme iron đã biến thành heme iron. Vì thế, thêm nước ép cam vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.

22. Cà-rốt và bơ:

         Cà-rốt và rau củ có mau cam như khoai lang, xoài… chứa nhiều carotenoid. Đây là nguồn cung cấp vitamin A cần thiết giúp đôi mắt khỏe đẹp. Cơ thể sẽ hấp thu lượng vitamin A nhiều hơn khi chúng ta dùng thực phẩm chứa vitamin A chung với chất béo, hoặc đồ ăn có chất béo như quả bơ vì vitamin A phải hòa tan trong chất béo, cơ thể mới hấp thu được. Vì vậy, để có một đĩa salad cà-rốt hoàn hảo, vừa tốt cho mắt vừa chăm sóc làn da, bạn nên ăn kèm với bơ.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c31ce2f76801b62174ae212)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY