Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những cuộc gọi sinh tử đêm giao thừa

Hà Nội-Gần đến giao thừa, chuông điện thoại trong khu cấp cứu Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 vang lên, một F0 nguy kịch sắp chuyển đến từ viện Hữu Nghị Việt Xô.

Nhận thông tin, bác sĩ Trần Huyền Trang (trưởng kíp trực) liền điều động nhân lực sẵn sàng tiếp nhận người bệnh. Theo quy trình, bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch và có liên hệ trước qua đường dây nóng. Trong quá trình chuyển đến viện, nhân viên y tế sẽ hoàn tất mọi thông tin, tình trạng của người bệnh để không mất nhiều thời gian làm thủ tục.

Bệnh nhân nam, 97 tuổi, bệnh nền nặng, mắc Covid-19, đang thở máy, phải đặt ống nội khí quản, tiên lượng xấu. Một bác sĩ, hai điều dưỡng nhanh chóng sơ cứu, xem lại chỉ số, thiết lập đường truyền Thu*c. Đây cũng là cuộc gọi cuối cùng đến buồng bệnh nguy kịch trước thềm năm mới.

Đồng hồ nhích dần về 0h, bệnh tình của cụ ổn định nhưng vẫn nghiêm trọng, được đưa qua luồng đỏ vào khu Hồi sức tích cực (ICU). Từ bên ngoài buồng đệm, bác sĩ Trang dùng bộ đàm, tranh thủ nhắn gửi lời chúc mừng năm mới đến đồng nghiệp bên trong, rồi tiếp tục công việc thường nhật.

"Lần đầu trực đêm giao thừa, vất vả căng thẳng là không thể tránh khỏi nhưng còn gì hạnh phúc bằng việc được cứu người", bác sĩ Trang nói.

Bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 trực thuộc đại học y hà nội (có quy mô lớn nhất miền bắc) là bệnh viện tuyến cuối điều trị f0 nặng, nguy kịch, thở máy, cần hỗ trợ về chức năng sống, lọc máu, ecmo. hiện, cơ sở này chăm sóc hơn 150 f0, trong đó gần 100 bệnh nhân thở máy xâm nhập, hai emco, 45 bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản.

Kíp bác sĩ nỗ lực điều trị cho bệnh nhân đêm giao thừa. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Mỗi tua trực, nhân viên y tế còn có nhiệm vụ thông báo và giải thích tình trạng bệnh nhân cho người nhà, ít nhất một lần một ngày. Những ngày cận Tết, các cuộc gọi dồn dập hơn. Chuông điện thoại reo không ngừng nghỉ. Các bác sĩ, điều dưỡng vừa điều trị vừa tranh thủ gọi cho mọi người yên tâm, chuẩn bị đón Tết.

Trong ca trực của bác sĩ Trang có hai bệnh nhân trở nặng, ranh giới sinh tử cận kề. Bác sĩ điều phối nhân viên thường xuyên cập nhật tin tức cho gia đình. Một bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhiều bệnh nền, suy thận mạn, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp, nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng. Sau hai tuần điều trị tích cực, diễn tiến người bệnh xấu đi, tổn thương toàn bộ phổi, "gần như không còn vùng phổi lành", các chỉ số liên tục giảm.

Sau nhiều giờ cấp cứu, tình trạng ông không có chuyển biến tích cực. Bác sĩ Trang lui ra ngoài, trực tiếp gọi điện cho người nhà, thông báo "bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa".

"Dù nắm được tình hình nhưng gia đình vẫn sốc lắm, lại còn đang đi tảo mộ ngày cuối năm nên càng khó đối diện. Bản thân tôi cũng rất đau lòng", bác sĩ Trang cho hay. Trước đó một giờ, bệnh nhân nặng còn lại cũng qua đời.

Theo bác sĩ Trang, trước đây, bác sĩ cấp cứu có thể giải thích trực tiếp cho gia đình. Khi đại dịch bùng phát, bệnh nhân Covid-19 chỉ có một kênh liên lạc duy nhất thông qua nhân viên y tế. Vì vậy, cái ch*t của bệnh nhân Covid-19 luôn khiến y bác sĩ day dứt hơn cả, thậm chí thấy không thỏa đáng. Nhiều bệnh nhân không gặp được người nhà, không nói lời sau cùng, nỗi đau vô cùng nặng nề, nhất là thời khắc sang năm mới.

Do đó, dù không thể nghe máy 24/24, các bác sĩ vẫn sắp xếp gọi điện cho từng gia đình vào cuối ngày, mọi cuộc gọi nhỡ đều được gọi lại để hỗ trợ tối đa. điểm khác biệt nhất, cuộc gọi ngày tết và đêm giao thừa còn có cả lời chúc tết ngắn, lời cảm ơn thay vì chỉ có hỏi đáp về tình trạng bệnh.

"Làm cấp cứu nên rất khó để mọi thứ được đầu xuôi, đuôi lọt như ý muốn vì không đoán trước được gì. Điều chắc chắn nhất duy nhất chỉ là cố gắng hết sức vì bệnh nhân", bác sĩ cho biết.

Bác sĩ nguyễn minh nguyên, trưởng kíp trực hôm trước cũng liên tục xử lý cuộc gọi trong đêm. gần đây, khối lượng công việc nhiều hơn do một số bộ phận hành chính giải quyết giấy tờ, chi phí,... nghỉ trong khi f0 ở hà nội liên tục tăng lên. anh so sánh với công việc ở khu cấp cứu trước đây, một ngày chữa trị 50-70 người, 10 bệnh nhân hồi sức, còn giờ khối lượng và áp lực lớn hơn. bên ngoài thì dồn dập điện thoại, f0 mới đến. trong khu hồi sức, bác sĩ mặc đồ bảo hộ thoăn thoắt đẩy bệnh nhân ra vào, chăm chú theo dõi spo2 (độ bão hòa oxy trong máu) hay xem phim chụp x-quang.

Ngoài ra, môi trường làm việc của nhân viên bệnh viện Covid-19 đặc thù hơn, bệnh nhân được chăm sóc liên tục từng giờ, từng phút không phân biệt lễ tết, tránh xảy ra sai sót. Mọi người động viên nhau lấy sự bình phục của người bệnh làm niềm vui.

Trong ca trực, một bệnh nhân 52 tuổi diễn tiến nặng, khó nói trước điều gì. Người bệnh nhập viện từ 15/1, khó thở, phải đặt ống thở máy không đáp ứng được, hiệu quả hô hấp kém, dùng biện pháp hỗ trợ nhưng không cải thiện, "nếu duy trì mãi thì suy hô hấp, không đủ oxy máu dẫn đến T* vong". Ngay lập tức, kíp quyết định đặt EMCO, thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể - vũ khí, phương tiện hỗ trợ hô hấp cuối cùng cho những trường hợp nguy kịch do Covid-19. Cùng lúc, bác sĩ Nguyên gọi điện thông báo cho gia đình chuẩn bị trước tâm lý, dù đã 29 Tết.

"Thời điểm nhạy cảm, bác sĩ cần truyền đạt thông tin dễ hiểu, chậm rãi nhất, trong thời gian ngắn để giảm nhẹ nỗi đau cho người nhà. Tuy khó nhưng là nhiệm vụ bắt buộc", bác sĩ Nguyên nói.

Đến nay, số ca mắc mới ở hà nội tiếp tục tăng, gần 3000 ca một ngày. thống kê cục khám chữa bệnh, bộ y tế, tính đến ngày 31/1, thành phố ghi nhận gần 700 ca nặng, nguy kịch. tại bệnh viện điều trị người bệnh covid-19, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 10-25 ca bệnh mới, chủ yếu là bệnh nặng, ngày tết không thay đổi.

Bác sĩ Nguyên đang thông báo tình trạng bệnh nhân cho người nhà. Ảnh: Chi Lê

Tuy nhiên, trước khoảnh khắc năm mới cận kề, bệnh viện tổ chức gói bánh, cắm đào ở sảnh để có hương vị Tết.

Chồng của bác sĩ trang cũng trực cấp cứu đêm giao thừa. hai vợ chồng động viên nhau nỗ lực, lấy gia đình làm động lực. còn bác sĩ nguyên với kinh nghiệm chống dịch trước đó, tự nhủ vững vàng vì còn rất nhiều bệnh nhân cần mình. dường như, khoảnh khắc giao thừa không còn quá quan trọng, "miễn người bệnh bình an".

Sau ca trực 24 giờ, kíp trực trở về nghỉ ngơi nhưng vẫn tiếp tục theo dõi, hỗ trợ từ xa và có mặt bất cứ lúc nào bệnh nhân cần.

Pgs.ts.bs nguyễn lân hiếu, giám đốc bệnh viện đại học y hà nội (thứ hai từ phải qua) cùng y bác sĩ gói bánh trước thềm năm mới. ảnh: bệnh viện cung cấp

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-cuoc-goi-sinh-tu-dem-giao-thua-4422215.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY