Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những cuộc gọi từ buồng bệnh nguy kịch

Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh gọi điện thông báo cho người đàn ông rằng vợ anh đã mất vì mắc Covid-19 sau khi sinh, người chồng liên tục hỏi liệu bác sĩ có nhầm không, rồi bật khóc.

Đây là một trong nhiều cuộc gọi của các nhân viên y tế thuộc trung tâm hồi sức người bệnh covid-19 (icu), bệnh viện đại học y dược tp hcm, cho người nhà bệnh nhân mỗi ngày. công việc gọi điện thông báo tình trạng bệnh cho gia đình là bài toán của đội ngũ y bác sĩ.

Bác sĩ Minh cho biết, áp lực tại khoa ICU luôn rất lớn, bệnh nhân đều ở tình trạng nặng, phải đặt nội khí quản, thở máy... nên hồi cao điểm dịch có ngày ghi nhận vài ca T* vong, có hôm đến 7 người. Anh thường là người gọi điện báo tin buồn cho gia đình bệnh nhân.

"Phần vì mình là trưởng tua, phần vì muốn giữ tinh thần cho đồng nghiệp, đặc biệt là các bác sĩ trẻ. Nhưng đây là việc khiến tôi rất khó đối diện. Nhiều hôm, sau khi thông báo 3-4 ca như vậy, cầm đến hộp cơm tôi không nuốt nổi", bác sĩ nói.

Trước đây, sức khỏe bệnh nhân ở Khoa Hồi sức liên tục được giải thích trực tiếp cho gia đình. Nhưng sau đó người nhà không được vào, lượng bệnh nhân quá đông, nên bác sĩ không có nhiều thời gian gọi điện để giải thích cặn kẽ cho đến khi người bệnh không may qua đời.

"Thế nên khi nhận được điện thoại, họ sốc lắm, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi. Nhiều gia đình đưa người thân vào viện rồi không biết tin tức gì, đột nhiên được báo tin T* vong thì càng khó chấp nhận. Họ cần được chia sẻ, động viên", bác sĩ Minh nói.

Đoàn y bác sĩ tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ chống dịch tại Khu ICU, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh trong 30 ngày. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Ngoài cuộc gọi đi, điện thoại anh luôn dồn dập nhận thông báo về các ca bệnh mới sắp chuyển đến, thông tin về các ca bệnh nặng cần xin ý kiến hội chẩn, hay các vấn đề phát sinh cần giải quyết trong tua trực. "Cứ liên tục như vậy, nhiều hôm máy sập nguồn mà không hay biết. Có khi chỉ trong buổi sáng, chúng tôi đang phát Thu*c cho khoảng hơn 200 bệnh nhân thì nhận tin có thêm 10 người mới đang trên đường chuyển đến", bác sĩ Minh kể.

Có lần, bệnh nhân nữ (49 tuổi) được chuyển lên từ Bệnh viện dã chiến quận 8 trong tình trạng rất nặng, tiên lượng T* vong đến 99%, phổi đông đặc, gần như là không còn hoạt động. Kíp 5 người gồm hai bác sĩ, ba điều dưỡng nhanh chóng đặt nội khí quản do trước đó bệnh nhân đã được thở oxy dòng cao nhưng không đáp ứng, SpO2 chỉ 80%, suy hô hấp rất nặng. Cùng lúc, bác sĩ đã liên hệ với người nhà, thông tin "người bệnh có thể không qua được đêm nay".

"Đấy là câu nói đau lòng nhất khi tiếp nhận một bệnh nhân, dù gia đình đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng thất vọng là cảm xúc khó tránh được. Lúc đó, phổi bệnh nhân tệ đến mức độ giãn nở chỉ bằng 1/10 người bình thường, thể tích phổi chỉ như phổi em bé", bác sĩ Minh giải thích.

Để duy trì, kíp trực chỉ định đặt ống thở, cho bệnh nhân nằm sấp để cải thiện tình trạng phổi từ từ. Một tuần nằm trong ICU, các chỉ số "sáng hơn", anh liền gọi để thông báo tin bệnh nhân dần bình phục. Theo bác sĩ Minh, những ca phải đặt nội khí quản thì tỷ lệ T* vong rất cao, nếu vượt qua đều là kỳ tích, niềm vui nhân lên bội phần. "Tiếng 'cảm ơn, cảm ơn' vang lên từ đầu dây bên kia khiến chúng tôi cũng cảm ơn chính mình vì đã không bỏ cuộc", bác sĩ Minh nói.

Ngày 8/9, bệnh nhân được rút nội khí quản và chuyển sang thở oxy qua gọng mũi (cannula). ngày 17/9, bệnh nhân được xuất viện. những ngày gần đây, số ca nặng tại trung tâm hồi sức người bệnh covid-19 trực thuộc bệnh viện đại học y dược tp hcm, cai được máy và rút ống thở tăng lên. tính đến sáng 8/10, trung tâm có 304 bệnh nhân xuất viện về nhà cách ly, 48 bệnh nhân chuyển về các bệnh viện quận, bệnh viện dã chiến, bệnh viện phục hồi chức năng.

Khu điều trị bệnh nhân mắc covid-19 mức độ nguy kịch, phải thở máy. ảnh: bác sĩ cung cấp

Đảm nhiệm công việc tương tự tại ICU Bệnh viện đa khoa Tây Ninh, bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh (đoàn thầy Thu*c Quảng Ninh vào chi viện) nhìn nhận việc báo tin bệnh nhân T* vong cho gia đình là điều rất khó.

Có lần, F0 ngoài 80 tuổi T* vong, bác sĩ gọi điện cho thân nhân thì được biết con gái của bà cũng đang nằm điều trị ở đây. Từ thông tin người nhà cung cấp, ê kíp điều trị tìm được người phụ nữ 44 tuổi ở dãy khác, hôn mê, tiên lượng khá nặng. "Chúng tôi rất xót xa", bác sĩ Linh nói.

Sau trường hợp này, bác sĩ Linh và đồng nghiệp luôn cố gắng báo tin tình trạng bệnh nhân thường xuyên để gia đình sớm nắm được tình hình và chuẩn bị tinh thần nếu chẳng may xảy ra tình huống xấu nhất, hoặc kết nối cho các bệnh nhân là người nhà của nhau nếu chung khu điều trị.

Thời gian đầu, Tây Ninh là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn thiết bị y tế trong khi lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch chuyển từ tuyến dưới liên tục dội về. Có những người khi đến khu điều trị đã chuyển biến quá nặng, mọi can thiệp không còn hiệu quả. Khi đó, các bác sĩ không phân biệt chuyên khoa đều lao vào cứu chữa. Nhiều khi trong ca nghỉ, bác sĩ còn gồng gánh thêm việc của cả điều dưỡng, hộ lý, dốc sức chạy chữa cho người bệnh.

Đến nay, số ca nhiễm mới tại TP HCM và các tỉnh giảm, số xuất viện nhiều hơn số ca nhập viện hàng ngày, một số bệnh viện dã chiến đã hoàn thành sứ mệnh. Bộ Y tế đề nghị thành phố sắp xếp để rút các đoàn chi viện về địa phương, chậm nhất là ngày 15/10, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại địa phương.

Nhiều tháng chống dịch xa nhà, bác sĩ linh hiện đã trở về địa phương cách ly còn bác sĩ minh tiếp tục công việc nơi chiến trường. mỗi ngày, ngoài thời gian thăm bệnh, anh tìm đọc thêm tài liệu về covid-19 để trau dồi chuyên môn, mong góp thêm thật nhiều "tấm vé" hồi sinh mới giúp người bệnh nặng trở về nhà.

"Cuộc chiến chưa dừng lại và tất cả chúng tôi vẫn đang chạy đua, vẫn gắng hết sức mình", bác sĩ Minh nói.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-cuoc-goi-tu-buong-benh-nguy-kich-4367014.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY