Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những đại kỵ cần biết khi ăn cà tím để tránh ngộ độc

Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu,… nhưng sẽ gây ngộ độc nếu ăn sai cách

Lợi ích của cà tím

Tốt cho tim mạch

Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên rất tốt cho người bị huyết áp cao.

Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn

Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.

Ảnh minh họa

Cho một trái tim khỏe

Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cải thiện lưu thông máu

Một trong những lợi ích sức khỏe của cà tím là nó giúp cải thiện lưu thông máu. tiêu thụ cà tím thường xuyên cũng sẽ giúp nuôi dưỡng não, vì nó rất giàu dinh dưỡng thực vật.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Với những người bệnh tiểu đường thì cà tím quả là “thần dược”, bởi có nhiều chất xơ và lượng carbohydrate hòa tan thấp. bên cạnh đó, một số chất trong cà tím còn có khả năng điều chỉnh sự hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ tiêu hóa

Với lượng nước và chất xơ nhiều cùng với các sợi hòa tan, cà tím sẽ kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tích cực. giúp cho ruột được hoạt động trơn tru và bài tiết, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh

Folate là bộ phận thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào và acid folic đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. axit folic trực tiếp bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. cà tím là thực phẩm giàu axit folic, vì vậy bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống khi mang thai.

Ngoài những giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, cà tím cũng là một loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu ăn nhiều.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Những người không nên ăn cà tím

Người bị bệnh dạ dày

Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.

Người thể trạng yếu

Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Người mắc bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

Người cao tuổi

Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.

Theo Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/nhung-dai-ky-can-biet-khi-an-ca-tim-de-tranh-ngo-doc-post1424678.tpo

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-dai-ky-can-biet-khi-an-ca-tim-de-tranh-ngo-doc/20220828033334691)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các thứ dưới đây được khuyến nghị không nên bảo quản trong môi trường lạnh bởi sẽ gây ra những chất độc gây hại cơ thể:
  • Khi bị tăng cholesterol, trường hợp nhẹ, bác sĩ thường cho lời khuyên không ăn nội tạng động vật, trứng, mỡ… Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c.
  • Pha xì dầu với chanh, ớt, đường. Nước chấm có vị chua băm nhuyễn vào nước chấm. Thưởng thức: Đổ nước chấm lên cà, dùng nóng
  • Cho 1/2 TPS dầu ăn vô chảo, phi tỏi cho thơm, rồi cho cà tím vào xào hơi chín, kế đến thịt xay. Trừ lá quế, cho tất cả các gia vị còn lại xào cho đến khi cà tím chín, cho lá quế vào trộn đều, rồi trút ra đĩa.
  • Dầu nóng, cho poarô vào phi thơm, vàng, rưới lên trên cà. Nước chấm: Pha xì dầu với chanh, ớt, đường. Nước chấm có vị chua băm nhuyễn vào nước chấm.
  • SKĐS-Cà tím rất có lợi nhưng nếu ăn cà tím sai cách dễ gây ngộ độc. Để tận dụng được những giá trị dinh dưỡng, bạn nên biết những điều lưu ý sau để loại bỏ chất độc hại.
  • Một ngày, đi chợ mà không biết nên mua gì cho bữa ăn. Tháng 7 đến rồi, trời oi ả. Rau muống hết luộc lại xào.
  • Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
  • Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm.
  • Có nhiều loại thực phẩm được liệt vào sổ đen của bệnh viêm khớp vẩy nến mà chúng ta cần hạn chế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY