Mắt hôm nay

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân, không lây nhiễm khi nhìn nhau hoặc ngồi gần...

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là bệnh dễ lây lan và có thể thành dịch, nguyên nhân chủ yếudo virus Adenovirus. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, những lúc nắng nóng mưa nhiều, thông thườngdịch cao điểm vào tháng 7, tháng 8.

Năm nay, dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh, lan rộng khắp cả nước, kéo dài đến tận thời điểm hiệntại và chưa có dấu hiệu suy giảm. Triệu chứng thường gặp của bệnh như cương tụ đỏ ở vùng kết mạclòng trắng mắt, kèm theo xuất tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy ghèn dínhđầy mắt, làm dán chặt 2 mi lại. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm giác cộm xốn, đau, sưng phù 2 mi mắt,có thể có những vết xuất huyết ở kết mạc hay nước mắt có màu hồng. Bệnh thường xảy ra ở một mắttrước, sau đó lan sang mắt còn lại.

Đa phần bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 14 ngày

Bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng, nếu không biết cách giữ vệ sinh bởi virus gây bệnh có nhiềutrong nước mắt và chất tiết ghèn từ mắt bệnh nhân. Chúng chỉ truyền từ người bệnh sang người lànhqua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt,nằm cùng gối, giường ngủ... Ngoài ra có thể do người bệnh giụi tay vào mắt rồi sờ vào những vậtdụng như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, vòi nước... sau đó, người lành vô tình chạm tay vàonhững chỗ bị nhiễm, giụi tay bẩn vào mắt. Bệnh cũng có thể bị lây truyền qua nguồn nước bị nhiễmnhưng không có việc nhìn nhau hoặc ngồi gần nói chuyện sẽ bị lây.

Nếu bệnh diễn tiến kéo dài, đau nhức nhiều, nhìn mờ..., người bệnh nên sớm đếnchuyên khoa khám để được điều trị kịp thời và đúng cách, nhằm tránh được những biến chứng khôngđáng có

Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 14 ngày. Người bệnh có thể dùng kháng sinh để ngừa bộinhiễm, nhằm tránh kéo dài thời gian bệnh, có thể gây tổn thương xâm lấn vào giác mạc, nếu nặng cóthể để lại sẹo giác mạc. Nếu 2 mi sưng nhiều, người bệnh có thể dùng khăn lạnh đắp lên mắt, giúpgiảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu.

Ngoài ra, giữ vệ sinh cá nhân, mang kính râm, thường xuyên rửatay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt không giụi tay vào mắt là những biện pháp phòng ngừa hữuhiệu. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Nếu bệnh diễn tiến kéo dài, đau nhứcnhiều, nhìn mờ... người bệnh nên sớm đến chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời và đúng cách,nhằm tránh được những biến chứng không đáng có.

AloBacsi.vn Theo Diệp Trương - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dau-mat-do-n93086.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY