Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout tương tự như bệnh Gout nên thường gây nhầm lẫn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thoái hóa khớp

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với bệnh Gout.

Bệnh giả Gout là gì?

Bệnh giả Gout hay còn được gọi là bệnh lắng đọng tinh thể calcium pyrophosphate. Thuật ngữ “giả Gout” bắt nguồn từ sự giống nhau với bệnh Gout, cả 2 loại viêm khớp này đều xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể trong khớp. Tuy nhiên, tinh thể urate là nguyên nhân gây ra bệnh Gout còn tinh thể calcium pyrophosphate là nguyên nhân dẫn đến bệnh giả Gout.

Nguyên nhân gây bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout xảy ra khi tinh thể calcium pyrophosphate hình thành trong dịch khớp. Các tinh thể này cũng có thể lắng đọng trong sụn. Sự tích tụ tinh thể trong dịch khớp dẫn đến sưng khớp và đau cấp tính.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các tinh thể này hình thành. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giả Gout, gồm:

    Tuổi tác cao: những tinh thể calcium pyrophosphate này hình thành nhiều hơn khi con người già đi. Nhiều báo cáo cũng cho thấy bệnh giả Gout phần lớn xuất hiện ở người trên 85 tuổi.

Triệu chứng của bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout thường xảy ra ở đầu gối, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến khu vực khác như mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Các triệu chứng bao gồm:

    Đau khớp

Do những triệu chứng không rõ ràng, người bệnh hoặc bác sĩ có thể nhầm lẫn bệnh giả gout với một số bệnh lý khác như:

    Bệnh Gout: gây viêm đau ngón chân, bàn chân hoặc khu vực khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, ngón tay,…

Biến chứng của bệnh giả Gout

Trong một số trường hợp khi bệnh giả gout không được điều trị kịp thời, tinh thể tích tụ trong dịch khớp có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. tình trạng u nang, gai xương hoặc mất sụn có thể xảy ra ở các khớp bị tổn thương do bệnh giả gout.

Chẩn đoán bệnh giả Gout

Các triệu chứng của bệnh giả gout tương đồng với bệnh gout và các bệnh viêm khớp khác vì vậy cần thực hiện các xét nghiệm phân biệt.

Để chẩn đoán chính xác bệnh giả Gout, bác sĩ thường chỉ định:

    Phân tích dịch khớp để tìm kiếm các tinh thể calcium pyrophosphate trong dịch khớp.

Cách điều trị bệnh giả Gout

Không có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh giả Gout. Mục đích của phương pháp điều trị hiện tại là giảm đau và cải thiện chức năng của khớp.

Thu*c

Bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại Thu*c dưới đây để giúp người bệnh giảm đau:

    Thu*c chống viêm không steroid (NSAID) theo toa như naproxen (Anaprox, Naprosyn,…) và indomethacin (Indocin). Tuy nhiên, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Dẫn lưu dịch

Để giảm đau và áp lực ở khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ chèn kim giúp loại bỏ dịch khớp cùng các tinh thể khỏi khớp.  Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm Thu*c gây tê và corticosteroid để giảm viêm.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích trong lúc cơn đau, sưng bùng phát.

    Thu*c chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) và naproxen natri (Aleve)

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh giả Gout, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên tham khảo trực tiếp với bác sĩ.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-gia-gout)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY