Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Những điều cơ bản cần biết khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa trong giai đoạn mang thai nếu không có được những cách điều trị phù hợp có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nắm rõ các thông...

điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai nếu không cẩn thận có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. do đó nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp bà bầu đề ra được những biện pháp khắc phục an toàn và hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai

Viêm da cơ địa ở mẹ bầu là bệnh là gì?

Viêm da cơ địa là một chứng bệnh da liễu mãn tính phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện các nốt đỏ, sưng tấy, bong tróc, nứt nẻ gây ngứa ngáy trên da. bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa và bà bầu cũng là một trong các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.

Tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, nhưng các triệu chứng của bệnh lại là nỗi ám ảnh lớn của không ít người. Chúng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, có khi là cả cảm giác đau đớn. Tình trạng này khiến bà bầu ăn ngủ không yên, lúc này bệnh sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Vì thế, cần có biện pháp điều trị chứng bệnh này càng sớm càng tốt.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai

Tương tự như các đối tượng khác, bà bầu bị viêm da cơ địa sẽ thường có các biểu hiện như sau:

    Ngứa da, đỏ da.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà bà bầu có thể gặp phải những vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Nguyên nhân viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này được cho là do bà bầu đã  từng bị bệnh trước đó. Đến giai đoạn mang thai, cùng với sự thay đổi của nội tiết tố và sự rối loạn các hoạt động của hệ thống miễn dịch, chúng sẽ kích thích quá trình phản ứng dị ứng trong cơ thể và làm bệnh bùng phát. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể kích hoạt bệnh chàm trong thời kỳ mang thai mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

    Tiếp xúc với các hóa chất và các chất tẩy rửa.

Chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa trong giai đoạn mang thai

Chẩn đoán

Đa số các trường hợp bị viêm da cơ địa sẽ được các bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng được biểu hiện trên da. để chắc hơn, bạn có thể  sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh thiết. thêm vào đó, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý, các loại Thu*c mà bạn đang dùng hoặc những điểm bất thường của thai nhi (nếu có) cho các bác sĩ. điều này sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn được hướng điều trị vừa an toàn và hiệu quả cho bạn.

Điều trị

Dùng các loại Thu*c tây để chữa viêm da cơ địa trong giai đoạn mang thai được cho là điều không thể, vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ gây hại đến thai nhi. tuy nhiên, nếu bệnh của bạn nặng, những loại Thu*c steroid dạng kem thoa ngoài sẽ được chỉ định. mặc dù chúng được cho là an toàn và ít gây ra các vấn đề nguy hiểm, nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất cứ một loại Thu*c nào bạn cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, điều trị viêm da cơ địa bằng các liệu pháp ánh sáng cũng được xem là một phương pháp mang lại tác dụng tốt, có thể chữa được các triệu chứng mà bệnh gây ra. hãy trao đổi với các bác sĩ thật kỹ về mức độ an toàn và cả những rủi ro bạn có thể gặp phải khi áp dụng các biện pháp này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài những phương pháp điều trị đặc trị, bạn hoàn toàn có thể tự làm giảm được các triệu chứng bệnh, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

    Dưỡng ẩm cho da: Uống nhiều nước, thoa các loại kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên, lành tính là các cách có thể làm giảm được các triệu chứng của viêm da cơ địa. Tình trạng da bị khô, bong tróc sẽ không còn nặng nề như trước, vì vậy mà người bệnh cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tắm bằng nước ấm: Dùng nước quá nóng để tắm sẽ làm cho của bạn bị khô khiến cho các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Vì thế hãy chỉ tắm bằng nước có độ ấm vừa phải, và nhớ là phải thoa các loại kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong để dưỡng da.
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo chật chội sẽ làm cho da bị cọ xát nhiều gây kích ứng da, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Do đó, hãy chọn những bộ quần áo rộng và có các chất liệu mát như cotton hoặc vải lanh để mặc.
  • Không sử dụng xà phòng hoặc mỹ phẩm khi bị viêm da cơ địa: Trong thành phần của các sản phẩm này thường chứa các chất hóa học, chúng có thể gây kích ứng da làm cho da bị nổi mẩn đỏ và bong tróc.
  • Thoa các loại tinh dầu thiên nhiên: Để cấp thêm độ ẩm cho da, cải thiện được tình trạng viêm nhiễm, bạn cũng có thể dùng dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân… để thoa vào vùng da bị tổn thương.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm da cơ địa. Để tránh làm bệnh nặng thêm, bạn không nên sử dụng các chất kích thích, ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng… Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại sữa chua vì chúng sẽ làm tăng sức đề kháng cho bạn.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-dieu-co-ban-can-biet-khi-me-bau-bi-viem-da-co-dia)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • HIểu biết về tuổi già sẽ giúp chúng ta luôn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Việc cấp cứu ngay từ giây phút đầu tiên gặp nạn rất quan trọng vì có thể cứu được sinh mạng, tuy nhiên không phải ai cũng biết về điều này.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY