Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Những điều thú vị về nguồn gốc trang sức, trang phục...

(SKGĐ) Hiện nay chúng đã trở nên phổ biến và quá quen thuộc, nhưng liệu bạn có biết

Con người biết đeo đồ trang sức khi…

Từ 30.000 năm trước con người đeo những chuỗi các hạt quả, vỏ sò, lông chim, xương, răng thú và chạm khắc đá để làm đẹp. Sau đó, người ta phát minh ra các cách gia công kim loại và vàng trở nên có giá hơn. Tại Hy Lạp và La Mã cổ đại, đồ trang sức chất lượng cao được làm bằng vàng, bạc, điểm thêm đá quý; loại rẻ tiền làm bằng đồng, sắt và chì.

Từ thế kỷ 13, mốt đeo hoa tai rất thịnh hành, cả nam và nữ đều sử dụng, nhưng luật pháp ngăn cấm người bình thường sở hữu các trang sức quý.

Thế kỷ 19, các kiểu túi xách phụ nữ rất phổ biến, nó như một thứ trang điểm khiến chị em nữ tính hơn.

Vào những năm 20, cả nam và nữ đều đeo đồng hồ. Sau đó là sự ra đời của những loại nữ trang giả tràn ngập thị trường và song hành với nó là sự lên ngôi của các sản phẩm thủ công do các nghệ nhân kim hoàn sáng tạo ra.

Thế kỷ 20, các phụ trang điện tử như: điện thoại di động, mp3… trở thành thiết yếu hơn bao giờ hết.

Sang thế kỷ 21, thời trang là tất cả những mốt đã từng xuất hiện từ cổ đến hiện đại, đông tây pha trộn và người ta đánh giá đẳng cấp thời trang là ở thương hiệu.

Lịch sử giầy dép

Nhà nhân loại học Erik Trinkaus (Mỹ) tin rằng ông đã tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng giày dép bắt đầu trong giai đoạn giữa khoảng 40000 và 26000 năm trước đây, dựa trên cơ sở là độ dày của xương của các ngón chân (ngoại trừ ngón chân cái) giảm xuống trong thời gian này, và đi chân trần khiến cho chân lớn hơn.

Những thiết kế giầy dép cổ xưa chỉ là “những cái túi che chân” bằng da để bảo vệ bàn chân khỏi bị thương. Thời Trung cổ, loại giày xoay gót được thiết kế với dây xỏ để thít chặt da vào chân cho vừa vặn.

Khi kinh tế phát triển, những đôi giày trở thành biểu tượng của vị thế xã hội. Các nghệ nhân tạo ra giày dép độc nhất dành cho những người giàu có và chất liệu được làm từ da, gỗ, vải, cao su, nhựa và các vật liệu hóa dầu.

Giầy cao gót được coi là “kẻ bề tôi trung thành của sắc đẹp”, người khai sinh ra nó là nữ hoàng Victoria của Anh. Vì nữ hoàng có chiều cao khá khiêm tốn, nên để tăng sự tôn kính, những người hầu cận đã làm ra loại giầy cao gót riêng cho nữ hoàng. Cho đến tận bây giờ, giày cao gót vẫn tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính và quý phái của phụ nữ trên khắp thế giới.

Cổ áo khoét sâu

Trước năm 1900 cổ áo của phụ nữ châu Âu chỉ mấp mé đến xương quai xanh. Những người phụ nữ thích sự gợi cảm đã chán kiểu cổ áo quá kín đáo nhàm chán như vậy. Họ đã khoét hơi sâu xuống thành hình chữ V để thoáng và gợi cảm hơn. Chuyện này cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhà thờ và những người phụ nữ diện mốt này được cho là không đứng đắn.

Những chiếc áo hở cổ đã bị trừng trị thẳng tay. Các bác sĩ cũng cảnh báo về tác hại của kiểu cổ hở dễ bị bệnh viêm họng, nhưng sau 10 năm cả thế giới lại xôn xao, choáng váng bởi kiểu cổ áo làm hở phần trên của bầu ngực của nhà tạo mốt người Pháp Poare.

Đến đầu thế kỷ 20 loại cổ tròn khoét sâu xuất hiện. Thập kỷ 30 chứng kiến những chiếc áo vẫn mẫu chữ V với những đường lượn mạnh dạn hơn, đến thập kỷ 40 trong bộ phim Gilda, diễn viên Rita Hayburt đã xuất hiện với chiếc áo váy cổ khoét sâu. Kiểu áo này đã gây hiệu ứng bất ngờ và làm cho bộ phim trở nên ăn khách số một trong lịch sử điện ảnh thời đó.

Váy ngắn

Kiểu váy xuất hiện vào những năm 1925. Nó đã gây sự phản ứng dữ dội từ phía nhà thờ và những người bảo thủ ở cả Châu Mỹ và châu Âu. Tác giả của chiếc váy ngắn là một thiếu nữ ở Amafli. Những người ủng hộ phong trào mặc váy ngắn ở Utah và Ohio bị đe dọa chôn sống. Rất may, phong trào giải phóng phụ nữ đã đến kịp thời và cuộc cách mạng váy ngắn đã chiến thắng và phổ biến cho đến tận ngày hôm nay.

Ngày nay, váy ngắn vẫn là kiểu thời trang được yêu thích số một bởi nó tạo cho người phụ nữ hình ảnh cực kỳ hấp dẫn và nữ tính. Tuy nhiên, ở những nơi trang nghiêm và quan trọng phụ nữ cũng được nhắc nhở không nên mặc váy quá ngắn, vì nó quá gợi cảm.

Tạ Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/nhung-dieu-thu-vi-ve-nguon-goc-trang-suc-trang-phuc-16859/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY