Khoa học hôm nay

Những kẻ lạc loài trong tự nhiên

Đối lập với bệnh bạch tạng, bệnh hắc tố nhuộm đen cơ thể các động vật, biến chúng trở thành những kẻ lạc lõng, kỳ dị giữa đồng loại trong tự nhiên.


Một cặp thằn lằn lưỡi xanh phương Đông song sinh cùng mắc bệnh hắc tố. Chứng hắc tố chỉ là một đột biến sắc tố cực điểm làm đen sạm các động vật. Ảnh: Oddee.

Một cá thể thuộc loài sóc đất lông vàng bị bệnh hắc tố. Sóc đất lông vàng thường được tìm thấy tại các vùng núi phía tây khu vực Bắc Mỹ. Một vài cá thể mắc bệnh hắc tố thuộc loài này thỉnh thoảng xuất hiện trong khu vực trong những khoảng thời gian thường xảy ra các đám cháy. Ảnh: Oddee.

Trong vài tuần trở lại đây, 2 bức ảnh ấn tượng về sư tử đen đang lan truyền nhanh trên mạng internet. lí do khiến chúng thu hút sự chú ý đến như vậy là vì, theo ngành động vật học chính thống, sư tử đen đơn giản không tồn tại trong thực tế. nếu có, chúng nhiều khả năng nhất là các cá thể bị bệnh hắc tố. điều đáng buồn với những người vẫn luôn hy vọng về một phát hiện động vật mới là, đây hoàn toàn là các sản phẩm của kỹ thuật tạo hiệu ứng ảnh photoshop. ảnh: oddee.

Ảnh về một con nai đen hiếm gặp ở Austin, Texas, Mỹ. Ảnh: Oddee.

Một con chim cánh cụt đen hoàn toàn, cực hiếm được andrew evans – phóng viên của tạp chí national geographic phát hiện gần nam cực. con chim cánh cụt hoàng đế này trông không giống những đồng loại trong bộ cánh tuxedo vì một loại đột biến có tỷ lệ xuất hiện 1 phần tỷ tỷ. ảnh: oddee.

Cáo lông bạc là một dạng mắc bệnh hắc tố của cáo lông đỏ. Bệnh hắc tố xảy ra khi có sự phát triển bất thường của sắc tố sẫm màu trong da. Các con cáo mang bệnh thể hiện nhiều sắc độ khác nhau trên màu da và bộ lông của chúng: một số con đen toàn thân, trừ phần mỏm đuôi màu trắng; trong khi số khác có thể mang màu xám xanh. Trong tự nhiên, các con cáo bạc có thể là anh chị em ruột với những con cáo lông đỏ bình thường khác. Chúng cũng không “kén” việc giao phối với riêng các thành viên bị đột biến như mình.

Một chú hải cẩu con bị hắc tố ở Shetland, Anh. Ảnh: Oddee.

Báo đen hay beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp, ví dụ như hệ thần kinh cân bằng hơn và phản ứng nhanh hơn. đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. biến dị này phổ biến ở báo đốm mỹ (panthera onca) và báo hoa mai (panthera pardus). ảnh: oddee.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nhung-ke-lac-loai-trong-tu-nhien-78188.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-ke-lac-loai-trong-tu-nhien/20210206030327456)

Chủ đề liên quan:

Báo đen chim cánh cụt động vật

Tin cùng nội dung

  • Cặp đôi hạnh phúc: Chàng cao 1m3 còn nàng thì 1m27. Từ sự đồng cảm về thân phận, cuộc sống đưa đến một tình yêu đơm hoa kết trái.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY