Bé chào đời hôm nay

Những kinh nghiệm sống còn mẹ sắp sinh phải biết để tránh bị trao nhầm con

Vì các bé sơ sinh nhìn qua khá giống nhau nên bố mẹ hãy ghi nhớ những đặc điểm đặc biệt trên người con để nhận diện.

Xem thêm video: Cận cảnh quy trình từ khi sinh con đến khi trao nhận con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Thời gian gần đây, sự việc trao nhầm con hi hữu xảy ra ở bệnh viện đa khoa huyện ba vì (hà nội) 6 năm trước đang thu hút sự chú ý của dư luận. sự cố đã gây ra không ít rắc rối cho cả 2 gia đình và cũng khiến nhiều ông bố, bà mẹ chuẩn bị đón con lo lắng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Để tránh tình huống trớ trêu này, bố mẹ và gia đình chuẩn bị có sản phụ đi sinh cần nhớ những lưu ý dưới đây.

Tìm hiểu kỹ bệnh viện trước khi sinh

Quy trình sinh nở ở mỗi bệnh viện không giống nhau. Khi đăng ký sinh ở bệnh viện, mẹ nên tìm hiểu kỹ quy trình sinh nở ở đó. Bên cạnh những yếu tố như cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh, chi phí sinh nở, mẹ cũng hãy quan tâm đến vấn đề an ninh của bệnh viện.

Xem mặt con thật kỹ

Việc trao nhầm con thường xảy ra ngay trong phòng sinh nên người mẹ sau khi sinh xong được y tá cho xem mặt con thì hãy quan sát thật kỹ. tuy nhiên vì các bé sơ sinh thường khá giống nhau nên mẹ hãy để ý những đặc điểm nổi bật của bé như vết bớt hay má lúm.

nhung kinh nghiem

Bố mẹ hãy quan sát con thật kĩ, đặc biệt là những đặc điểm nổi bật. (Ảnh minh họa)

Khi bé được trao cho bố, bố có thể tháo luôn mũ trên đầu con để xem tóc con thế nào, nhiều hay ít. Cũng có thể tháo phần bao chân của con, nhìn thật kỹ hình dáng, rồi cả phần móng chân của con và chụp lại một vài bức ảnh để sau này so sánh.

Luôn theo sát con

Em bé sẽ không bị trao nhầm cho gia đình khác nếu bạn luôn ở bên con. Hãy hỏi y bác sĩ những loại xét nghiệm, kiểm tra nào có thể làm ngay tại phòng để tiện theo sát con. Trường hợp trẻ phải được đưa tới nơi khác, hãy nhờ người thân đi cùng.

Việc trao nhầm sẽ thường xảy ra ở 2 trường hợp: Một là lúc nhân viên y tế trao con cho mẹ và cùng trở về phòng hậu sản hoặc có những bé yếu phải nằm lồng kính. Hai là lúc bé đi tắm. Do đó, khi nhận con tại phòng đẻ, bố hoặc người thân nên theo sát bé.

Ghi nhớ thông tin của trẻ

Trẻ mới chào đời luôn được đeo vòng tay. Khi nhận lại bé từ y bác sĩ, gia đình cần kiểm tra thông tin trên vòng tay trẻ có khớp với mẹ không. Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên các đặc điểm khác như giới tính, màu tóc bé... Bạn cũng có thể yêu cầu y bác sĩ cân và đo chiều dài cho bé thêm lần nữa.

nhung kinh nghiem

Kiểm tra thông tin trên vòng tay trẻ có khớp với mẹ. (Ảnh minh họa)

Đánh dấu trên cơ thể con

Theo kinh nghiệm của nhiều gia đình, để tránh bị trao nhầm con, mẹ nên mang theo bút lông để đánh dấu vào chân con. khi vừa chào đời, các nhân viên y tế sẽ chỉ vệ sinh sơ qua cho con nên sẽ không sợ bị mờ vết bút.

Xin phương thức liên lạc với người cùng phòng đẻ

Bố mẹ cũng nên xin số điện thoại của các mẹ cùng phòng đẻ và liên lạc để lỡ có sự việc trao nhầm, nhận nhầm con thì luôn có cơ sở tìm lại con.

nhung kinh nghiem

Rất nhiều bé sơ sinh sẽ cùng chào đời một ngày, bố mẹ nên xin phương thức liên lạc của nhau để đề phòng có nhầm lẫn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một cách "ăn chắc" hơn cũng được các mẹ nghĩ đến ghi đầy đủ thông tin, bao gồm cả số điện thoại của bố mẹ vào một mảnh giấy và dán chặt vào lớp áo trong của con.

Theo Minh An (T/h) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/nhung-kinh-nghiem-song-con-me-sap-sinh-phai-biet-de-tranh-bi-trao-nham-con-c85a359016.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY