Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những lầm tưởng khi uống rượu nhiều người hay mắc phải

Rượu để lâu càng tốt, ăn nhiều sẽ không bị say, uống rượu sẽ giúp cơ thể ấm hơn hay có thể dùng chung rượu với kháng sinh là những sai lầm khi uống rượu nhiều người vẫn mắc.

Rượu càng cũ càng tốt: Rượu cũng là thực phẩm, vì vậy mà mỗi chai rượu đều có hạn sử dụng chứ không thể lưu trữ mãi mãi như nhiều người vẫn nghĩ. Theo các chuyên gia, tùy theo cách sản xuất mà một chai rượu có thể để được bao nhiêu năm. Tuy nhiên, thông thường, một chai rượu vang chỉ nên uống trong vài năm đầu, một số trường hợp có thể uống muộn hơn để tăng hương vị.

Rượu làm ấm cơ thể: hầu hết những người sau khi đều cảm thấy ấm áp hơn vì máu được lưu chuyển đến da nhiều hơn. tuy nhiên, cũng vì vậy mà máu ở các cơ quan khác bao gồm cả nội tạng cũng bị giảm bớt. lúc này, cơ thể bạn sẽ chịu lạnh kém dù không có dấu hiệu rõ ràng về điều này.

Rượu có thể khỏi phóng xạ: điều này là trái khoa học, bởi rượu không phải là phương pháp chữa phóng xạ, không làm cho các hạt nhân phóng xạ biến mất khỏi cơ thể và cũng không giúp bạn được bảo vệ khỏi các bức xạ nguy hiểm.

Uống chung rượu với kháng sinh: trên thực tế, không phù hợp với bất kỳ loại rượu nào. nếu bạn uống chung rượu và kháng sinh cùng lúc sẽ dễ bị ngộ độc dẫn đến buồn nôn, chóng mặt và tức ngực…

Ăn nhiều sẽ không bị say: đúng là lúc đói dễ bị say nhanh hơn, nhưng ăn nhiều cũng không khiến bạn đỡ say hơn. bởi thức ăn trong dạ dày của bạn chỉ có nhiệm vụ làm chậm quá trình hấp thụ rượu. vì thế, việc say hay không phụ thuộc vào nồng độ và liệu lượng rượu bạn uống chứ không liên quan đến thực phẩm bạn ăn nhiều hay ít.

Giảm nồng độ rượu: nhiều người do thấy rượu hay bia quá nặng mà cố tìm cách làm giảm nồng độ rượu. tuy nhiên, ngay cả khi bạn nhẹ, những ảnh hưởng xấu với cơ thể vẫn xảy ra. theo các chuyên gia, khi rượu nhẹ đi, bạn cũng có xu hướng uống nhiều hơn mức bình thường. quan trọng nhất vẫn là bạn uống bao nhiêu rượu sau một bữa tiệc.

Theo VTC

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-lam-tuong-khi-uong-ruou-nhieu-nguoi-hay-mac-phai-20200108103824135.htm)

Tin cùng nội dung

  • Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày.
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY